Về phía DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 30 - 32)

4. Phòng Kế toán Ngân quỹ

1.3.4.2.2.Về phía DNNVV

Trình độ quản lý của DNNVV. Bối cảnh hiện nay của các DNNVV là công tác quản trị doanh nghiệp còn quá yếu kém. Không chỉ thiếu năng lực quản lý, các nguồn thông tin cần thiết về các chính sách mới của chính quyền, thông tin sản phẩm và thị trường đến những quy tắc chung khi hội nhập. Sự điều chỉnh năng lực quản lý trong thời gian qua chưa phù hợp với qui mô phát triển của doanh nghiệp là một điểm yếu lớn khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới. Vẫn biết rằng quy mô nhỏ, nhà quản lý có thể nắm vững doanh nghiệp của mình, nhưng khi có điều kiện tích luỹ để phát triển lên quy mô lớn hơn thì đội ngũ quản trị doanh nghiệp đã không thể điều hành tốt công việc. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng khi ngân hàng quyết định cho các DNNVV vay vốn.

Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV. Khi có nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp đều phải lập một phương án sản xuất kinh doanh gửi đến ngân hàng đề nghị vay vốn. Phương án đó sẽ được chấp nhận nếu tính khả thi cao thể hiện ở việc doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận cao, có một lượng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Trong phương án đó, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như mức độ lưu chuyển tiền tệ có

đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn hay không, đánh giá giá trị thực tế tài sản đảm bảo nợ vay có đủ để thu hồi nếu trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Năng lực hoạt động của DNNVV. Năng lực tài chính là một trong những chỉ tiêu để ngân hàng quyết định có cho vay đối với doanh nghiệp hay không. Do đặc điểm của DNNVV vốn ít nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc kinh doanh, hơn nữa việc sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao từ đó ảnh hưởng đến công việc trả nợ, có thể ngân hàng không thu được hoặc thu không đúng hạn. Ngoài ra, xét duyệt mức cho vay đối với DNNVV dựa trên số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, DNNVV sẽ không được phép vay vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký. Vì vậy mà cho vay các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Kết luận chương 1: Trong chương 1, các khái niệm về hoạt động, đặc điểm cho vay của NHTM với doanh nghiệp đã được làm rõ. Thông qua việc phân tích những đặc điểm của DNNVV chúng ta có được cái nhìn tổng quan về loại hình doanh nghiệp này và vai trò của nó đối với nền kinh tế cũng như với các NHTM.

CHƯƠNG 2:THựC TRạNG cho vay DOANH NGHIệP NHỏ Và

VừA TạI NHNo & PTNT VN chi nhánh thanh trì

Mục tiêu của chương: Sau khi nghiên cứu các vấn đề chung về DNNVV và cho vay với loại hình doanh nghiệp này ở chương 1, chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng cho vay đối với DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì nhằm thấy rõ những thuận lợi khó khăn cũng như cơ hội để mở rộng cho vay với loại hình doanh nghiệp này.

2.1. Khái quát về NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 30 - 32)