Một sốt ình hình về DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 53 - 60)

4. Phòng Kế toán Ngân quỹ

2.2.3.1. Một sốt ình hình về DNNVV ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng đang dần tạo cho mình một vị thế vững chắc trong nền kinh tế. DNNVV đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, tạo ra khoảng 49% việc làm phi công nghiệp ở nông thôn, thu hút khoảng 25- 26% lực lượng lao động của cả nước.

Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 13 vạn DNNVV đăng ký kinh doanh (chưa kể gần 2 triệu hộ kinh doanh cá thể). Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản suất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%, xây dựng chiếm 14%, nông nghiệp chiếm 14% và trong ngành dịch vụ chiếm 55%.

Số lượng doanh nghiệp đã tăng nhanh, đặc biệt là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Trong tổng số hơn 81 nghìn doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân chiếm 33,54% (27.193 doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 55,73% (45.190 doanh nghiệp). Điều này cho thấy những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ khu vực tư nhân đã đúng hướng và đạt được kết quả tốt.

Xác định rõ vai trò vô cùng to lớn của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động các DNNVV, cụ thể có rất nhiều các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang tiến hành các hoạt động trợ giúp DNNVV tại Việt Nam: Về phía Nhà Nước có Hội đồng khuyến khích DNNVV chịu trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNVV, Cục phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chịu trách nhiệm giúp bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến, hỗ trợ phát triển DNNVV, ở cấp địa phương UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương ) tiến hành các hoạt động hỗ trợ DNNVV

ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra còn có các cơ quan xúc tiến vừa đóng vai trò điều phối, vừa trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ cho DNNVV được Nhà nước hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí như Cục Xúc tiến thương mại thuộc bộ Thương mại, Cục Đầu tư, Cục Khuyến nông các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo kỹ thuật, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu.

Tuy nhiên thực tế, hoạt động của hệ thống các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến phát triển DNNVV tập trung nhiều ở các thành phố lớn, khu đô thị, hoạt động còn phân tán, chưa có sự phối hợp, thống nhất giữa các tổ chức hỗ trợ do vậy còn bộc lộ một số hạn chế, vừa thừa lại vừa thiếu, mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như đào tạo, tham gia hội chợ, tham quan khảo sát thị trường. Bên cạnh đó các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin còn ít được cung cấp, chất lượng các hoạt động hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đối tượng thực sự cần sự trợ giúp chưa tiếp cận được các chương trình hỗ trợ của Nhà nước như các doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp cực nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, chủ DNNVV là phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)