4. Phòng Kế toán Ngân quỹ
1.3.4.1. Yếu tố bên ngoài
Yếu tố kinh tế: “Sức khoẻ” của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường
tài chính nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hoạt động ngân hàng càng trở nên vô cùng quan trọng, được coi như là “xương sống” của nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu thiếu các ngân hàng và ngược lại các ngân hàng cũng không thể tồn tại được trong nền kinh tế phát triển thiếu sự ổn định. Do đó, một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, nền kinh tế ổn định còn giúp hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thông suốt và thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp cũ thì mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng nhu cầu vốn của các ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển thuận lợi. Ngược lại, trong giai đoạn nền
kinh tế suy thoái, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp cao thì đầu tư không mang lại hiệu quả tất yếu nhu cầu đầu tư giảm, nhất là đối với các DNNVV năng lực tài chính hạn hẹp sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất, khả năng thua lỗ và phá sản rất cao và vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thu hẹp.
Yếu tố pháp lý: Mỗi định chế tài chính hoạt động trong nền kinh tế đều phải
tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật. Ngân hàng không phải là trường hợp ngoại lệ cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo quy định chung của NHNN. Sở dĩ như vậy là vì những tổn thất to lớn trong các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống của tầng lớp dân cư. Chính vì vậy mà sự an toàn của hệ thống cũng như của mỗi ngân hàng là mối quan tâm thường xuyên của các tầng lớp dân cư, Chính phủ, NHNN và các nhà quản lý ngân hàng. Vì vậy mà các Bộ luật, Nghị định, Quy định thường đưa vào các điều khoản cấm, hạn chế, phải thực hiện liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Ví dụ đưa ra hạn mức cho vay tối đa cho khách hàng, quy định thời hạn trả nợ, quy định tỷ lệ cho vay cao nhất đối với một khách hàng trên vốn của chủ. Các quy định nhìn chung đều hướng hoạt động của ngân hàng vào khung an toàn và tạo điều kiện cho mỗi ngân hàng đưa ra một chính sách phù hợp cho riêng mình. Một hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ và thống nhất với nhau sẽ tạo tính chặt chẽ trong ngân hàng, sự cạnh tranh lành mạnh và hoạt động cho vay hiệu quả hơn.
Yếu tố xã hội: nói đến yếu tố xã hội thì phải đề cập đến sự ổn định xã hội,
điều kiện sống, tâm lý, trình độ dân trí, đạo đức của người vay, văn hóa và truyền thống dân tộc. Tất cả yếu tố đó sẽ giúp ngân hàng quyết định có nên cung cấp các khoản vay cho DNNVV hay không.
Trước tiên, quan hệ cho vay được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng nhau. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng và xếp hạng khách hàng đựa trên những thông tin tài chính và phi tài chính từ đó thấy được mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng và đưa ra những chính sách khác nhau cho từng khách hàng cụ thể. Với những doanh nghiệp được ngân
hàng tin tưởng thì rất dễ dàng được vay với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, điều kiện vay thông thoáng hơn, về phía ngân hàng thì tin tưởng doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng tránh được rủi ro.
Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cho vay của ngân hàng nhất là khi khách hàng cố tình trì hoãn không thực hiện theo như cam kết trong hợp đồng gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khách quan mà nói dù được lượng hóa rủi ro bằng máy móc thì quan hệ giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng cũng là quan hệ giữa người với người nên yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý xã hội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển DNNVV, nhất là khi thực hiện luật Doanh nghiệp (2000), ý chí kinh doanh của người Việt đã được khơi thông. Một trong những phát hiện của cuộc Điều tra Giá trị thế giới được tiến hành trên 65 quốc gia năm 2001 đã đưa ra kết luận gây không ít ngạc nhiên “ người Việt Nam thậm chí còn có ý chí kinh doanh cao hơn cả người Hoa”.
Tiếp nữa, tâm lý xã hội còn thể hiện ở thái độ thân thiện của các cơ quan chính quyền đối với doanh nghiệp được thể hiện qua cách ứng xử, tinh thần phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp với vai trò là người đóng thuế, nuôi bộ máy công quyền. Ngoài ra thái độ của các phương tiện thông tin truyền thông đã đóng góp tích cực cho sự chuyển biến thái độ, tâm lý xã hội nói chung mặc dù việc tuyên truyền ý chí kinh doanh vẫn còn tập trung nặng vào phản ánh những hiện tượng tiêu cực, chưa nêu bật lên được vai trò của các DNNVV.
1.3.4.2. Yếu tố bên trong 1.3.4.2.1. Về phía ngân hàng