4. Phòng Kế toán Ngân quỹ
3.2.4. Tận dụng các quỹ phát triển để cho vay DNNVV
Hiện nay có rất nhiều tổ chức trợ giúp Chính phủ Việt Nam nhằm thực hiện các chương trình liên quan đến DNNVV. Cục phát triển DNNVV thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều hành, thực hiện rất nhiều dự án như: Khoản vay chương trình phát triển DNNVV của ADB, chương trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp của DANIDA, chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Viêt Nam của VPSSP, EU, chương
trình phát triển DNNVV của GTZ, trung tâm phát triển doanh nhân Việt ấn (VIEDC) của ấn Độ. Tăng cường năng lực cho trung tâm hỗ trợ DNNVV tại Hà Nội của JICA, hỗ trợ thành lập cơ cấu trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh của UNIDO, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam của USAID… Chi nhánh cần nhìn nhận việc cho vay DNNVV như là một cơ hội kinh doanh, một tiềm năng kinh doanh lớn của thị phần chưa được khai thác.
Các DNNVV cần vốn dài hạn, trong khi đó nguồn vốn dài hạn lớn và đáng tin cậy nhất là các tổ chức tài chính Chính phủ. Những tổ chức này đang cấp vốn sẵn có cho ngân hàng để ngân hàng cho vay DNNVV thông qua các chương trình cho vay đặc biệt tài trợ bởi các tổ chức tài chính song phương và đa phương. Tuy nhiên, do những yêu cầu nghiêm ngặt mà các ngân hàng ít sử dụng những nguồn vốn này. Nếu nhìn nhận điều đó như một cơ hội, chi nhánh cần phát triển chuyên môn để tiếp cận được với những nguồn vốn đặc biệt đó. Chi nhánh cần có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan chức năng có liên quan với các DNNVV như hiệp hội hỗ trợ các DNNVV, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV nhằm tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng khách hàng cũng như tạo cho các DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh . Đồng thời, chi nhánh cần thay mặt DNNVV phản ánh những kiến nghị, đề nghị của họ lên các cơ quan chính quyền Nhà nước để bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện phát triển cho các DNNVV. Nếu chi nhánh sử dụng tốt các quỹ phát triển một cách hiệu quả thì đây sẽ là nguồn vốn khác để cho vay các DNNVV, giúp ngân hàng mở rộng thị phần cho vay DNNVV mà ngân hàng vẫn có lợi nhuận.