Các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 64 - 69)

4. Phòng Kế toán Ngân quỹ

2.2.4.3.3.Các nguyên nhân khác

Vấn đề liên quan đến luật doanh nghiệp, cấp phép và đăng ký kinh doanh:

thủ tục gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp mới thành lập vẫn còn rườm rà và gây tốn kém cho doanh nghiệp. Một số địa phương từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho một số ngành nghề kinh doanh được coi là “nhạy cảm” như karaoke, nhà hàng, vũ trường… là trái với qui định của luật Doanh nghiệp và tạo sự độc quyền tương đối cho một số doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những ngành nghề này. Bên cạnh đó việc cấp giấy phép hành nghề cũng còn nhiều bất cập. Hiện nay các loại giấy phép “con” còn nhiều và đang có xu hướng tăng lên.

Vấn đề liên quan đến thuế và tài chính: chế độ báo cáo tài chính đối với DNNVV quá nặng nề, phức tạp không khác gì doanh nghiệp lớn làm cho DNNVV khó thực hiện, tốn kém rất nhiều thời gian để tuân thủ. Có nhiều đầu mối quản lý một doanh nghiệp, mỗi cơ quan lại yêu cầu một số chỉ tiêu báo cáo khác nhau nên doanh nghiệp phải làm báo cáo khác nhau để gửi tới các cơ quan…

Vấn đề liên quan đến đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh: còn sự phân biệt đối xử trong giao, cho thuê đất giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Thủ tục để doanh nghiệp thuê được đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là quá phức tạp, quá nhiều cơ quan quản lý ngành, bên cạnh đó giá đất quá cao đối với các DNNVV.

Vấn đề liên quan đến thương mại, hạn ngạch, hải quan, tiêu chuẩn kỹ

thuật và chuyển giao công nghệ: Qui định về thủ tục, hồ sơ để xuất khẩu còn phức tạp và liên quan đến nhiều cơ quan. Thủ tục hải quan còn quá nhiêu khê, phức tạp, làm mất nhiều thời gian, do đó làm tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa để tiếp cận với cán bộ công chức nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trong Thương mại, Hải quan… là rất khó khăn cho DNNVV. Khả năng tiếp cận và tiềm lực về công nghệ của DNNVV rất yếu, doanh nghiệp rất thiếu các thông tin về kỹ thuật, thị trường, công nghệ. Việc công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa các tổ chức trong nước và quốc tế còn hạn chế gây cản trở xuất khẩu và làm tốn kém thêm chi phí.

Kết luận chương 2: Chương 2 đã phân tích được thực trạng hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh Thanh Trì, làm rõ thuận lợi cũng như khó khăn của chi nhánh trong việc mở rộng cho vay DNNVV. Những phân tích đánh giá về DNNVV trong chương này sẽ là định hướng để đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển mạnh hơn nữa hoạt động cho vay DNNVV tại chi nhánh với mục tiêu tăng thu nhập cho ngân hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của thành phố.

CHƯƠNG 3:MộT Số GIảI PHáP phát triển CHO VAY DNNVV TạI NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì

Mục tiêu của chương: Sau khi đã đi vào phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì , làm rõ một số khó khăn, thuận lợi, những mặt đạt được và những mặt tồn tại, chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hơn nữa hoạt động cho vay với loại hình doanh nghiệp này cũng như một vài kiến nghị, đề xuất giúp hoàn thiện hơn thủ tục, quy trình cho vay.

3.1. Mụctiêu, phương hướng cho vay DNNVV

3.1.1. Định hướng phát triển DNNVV của Nhà nước

Để thúc đẩy phát triển DNNVV Nhà nước đã ban hành rất nhiều Nghị định, Quyết định và Thông tư về hỗ trợ phát triển DNNVV. Tuyên bố cấp cao đầu tiên được ban hành là Nghị định số 90/2001/ NĐ – CP, ngày 23/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Tiếp đến là năm 2003, chỉ thị số 27/2003/ CT–TTg ngày 11/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển DNNVV. Đến năm 2005 Thủ tướng Chính phủ lại ra chỉ thị số 40/2005/ CT -TTg ngày 16/12/2005 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển DNNVV. Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2005 – 2010 được nêu trong Quyết định số: 236/2006/ QĐ – TTg ngày 23/10/2006. Và còn rất nhiều các Quyết định và hướng dẫn khác của các Bộ, ban ngành khác.

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. (Nghị định 14-NĐ/ TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân).

Nhà nước tạo điều kiện, môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh

tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Phát triển DNNVV vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển KT - XH phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT - XH khó khăn. Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển một số lĩch vực có khả năng cạnh tranh cao.

Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DNNVV.

Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DNNVV trong phát triển KT - XH.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động chung của NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì

Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2008 NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì đã đưa ra phương hướng và mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 như sau:

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các nguồn huy động. Phấn đấu cuối năm 2009 nguồn vốn đạt: 3500 tỷ đồng.

- Sử dụng vốn an toàn hiệu quả. Phấn đấu cuối năm 2009 tổng dư nợ đạt: 1.500 tỷ đồng.

- Phấn đấu thu dịch vụ đạt: 10 – 15%/ thu nhập. - Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào: 0.4%/tháng.

Để đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên, chi nhánh đã đề ra phương hướng hoạt động và một số giải pháp cụ thể như sau:

Tạo nguồn lực trong kinh doanh: Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, nghiên cứu tìm hiểu về khách hàng đang quan hệ tín dụng với chi nhánh.

ứng dụng triệt để công nghệ thông tin: Từng bước hiện đại hoá hoạt động ngân hàng như triển khai áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Toàn bộ cán bộ vi tính, kế toán và các cán bộ làm công tác nghiệp vụ khác như tín dụng, thanh toán quốc tế, kế hoạch đều phải thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng trên máy vi tính.

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính: Thông qua tiết kiệm chi phí, huy

động nguồn vốn rẻ, sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện định mức tồn tiền mặt đủ phục vụ thanh toán số còn thừa chuyển trung ương kịp thời. Công tác tự kiểm tra kiểm soát thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNo & PTNT VN và tự tổ chức kiểm tra định kỳ, thường xuyên. Quản lý tín dụng và tăng cường công tác quản lý rủi ro thường xuyên, thu thập thông tin của CIC và của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo & PTNT VN. Tổ chức tốt khâu thẩm định các hồ sơ cho vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn của món vay.

Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh: Có quy định khen thưởng đối với cán bộ có thành tích trong huy động vốn và phát hành thẻ ATM. Phát động phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn. Hàng tháng bình bầu xếp loại lao động để trả lương theo phân loại lao động.

Phát triển thị trường, thị phần: Nghiên cứu tìm hiểu thị trường và nhu cầu của khách hàng để có sản phẩm đáp ứng cho từng loại khách hàng. Phân tích khách hàng theo chuyên đề để tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng và mở rộng các đối tượng vay vốn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả, các đối tượng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Hoàn thiện công tác Marketing gắn liền với chính sách ưu đãi khách hàng: Công tác thông tin, quảng cáo được quan tâm. Cán bộ các Phòng giao dịch đã

tiếp thị đến người dân trong địa bàn. Phong cách giao dịch của cán bộ các phòng giao dịch đã dần đi vào nề nếp, hướng dẫn khách hàng tận tình chu đáo, văn minh trong giao tiếp. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nắm bắt thị trường, khai thác khách hàng.

3.1.3. Định hướng đầu tư cho DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh

Trì

Xác định rõ chủ trương và quan điểm phát triển các DNNVV của Đảng và Nhà nước, chi nhánh Thanh Trì cũng có những chủ trương, chính sách về cho vay DNNVV. Chi nhánh Thanh Trì coi các DNNVV là đối tượng khách hàng tiềm năng cần được khai thác. Do vậy, chi nhánh đã đề ra mục tiêu và chiến lược cho vay DNNVV như sau:

- Các năm tới chi nhánh tăng dần tỷ trọng cho vay DNNVV lên khoảng 80% - 85%, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn hàng năm ở mức 25% - 30%, giúp các DNNVV có điều kiện đổi mới trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chú trọng tới các biện pháp về đa dạng hóa các loại hình và chất lượng sản phẩm dịch vụ đi kèm để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV vay vốn. Tốc độ tăng dư nợ hàng năm các DNNVV từ 20 – 25% và tăng doanh thu. Cố gắng giảm nợ quá hạn đến mức thấp nhất, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp tích cực để xử lý và thu hồi các món nợ còn tồn đọng làm lành mạnh hoá chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

- Chủ động và tích cực tìm kiếm các khách hàng mới mà chủ yếu là DNNVV. Chi nhánh sẽ cho vay các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn, có uy tín và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Để làm được điều đó chi nhánh không ngừng đầu tư vào đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng thẩm định tốt để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tư vấn giúp các DNNVV lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

- Tích cực đổi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa các loại hình đầu tư cho các DNNVV. Các dự án thuộc ngành kinh tế trọng điểm thì được ưu tiên và khuyến khích cho vay như các ngành thương mại, dịch vụ và xây dung.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 64 - 69)