Hạ tầng pháp lý

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN (Trang 25 - 26)

g, Hệ thống thanh toán séc điện tử

1.3.1 Hạ tầng pháp lý

Các điều kiện pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại điện tử và thanh toán điện tử tại các tổ chức, doanh nghiệp. Để tiến hành các hoạt động thanh tốn điện tử thì phải có điều kiện pháp lý rõ ràng, phải có văn bản pháp luật và các nghị định có liên quan nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho cả người dùng và các tổ chức doanh nghiệp.

Hành lang pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và thanh tốn điện tử nói riêng tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp, nhiều văn bản pháp luật, nghị định đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán điện tử, giúp cho việc quản lý, vận hành, giám sát hoạt động thanh toán hiệu quả hơn.

Trên thế giới, thương mại điện tử và thanh toán điện tử luôn được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh, luôn tạo điều kiện để xây dựng các cơ sở hành lang pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ và phục vụ cho quá trình hoạt động thương mại điện tử và thanh toán điện tử.

Tại Việt Nam, nhà nước ta cũng ngày càng quan tâm đến hoạt động thanh tốn điện tử, hồn thiện khung pháp lý, đưa ra các quy định về hoạt động thương mại điện tử. Nhằm tạo điều kiện cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ hơn,

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo trong hoạt động thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cịn tiếp tục xây dựng khuôn khổ pháp lý để đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho người sử dụng, các tổ chức doanh nghiệp. Một số văn bản pháp luật, khung pháp lý về thương mại điện tử và thanh toán điện tử ở nước ta có thể kể đến như Luật giao dịch điện tử 2005, Luật công nghệ thông tin 2006,... Về hoạt động thanh toán điện tử, nhà nước ta cũng đưa ra Nghị định 92 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số,… Đồng thời thành lập trung tâm Chứng thực Sở Quốc Gia và trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp khi gặp rủi ro, trục trặc.

Các văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cho các hoạt động thanh tốn điện tử đã góp phần thúc đẩy sự đi lên của thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chưa đủ để ứng dụng vào thực tiễn, cơ quan giám sát còn chưa đủ mạnh và chưa có nhiều cách thức để giải quyết tranh chấp, rủi ro. Một số văn bản pháp luật được ban hành để phục vụ hoạt động thanh toán điện tử như:

+ Nghị định số 27/2007/NĐ- CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, ban hành ngày 23/02/2007

+ Nghị định số 35/2007/NĐ- CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, ban hành ngày 08/03/2007

+ Quyết định số 32/2007/QĐ – NHNN về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh, ban hành ngày 03/07/2007

+ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w