Thực trạng trục lợi bảo hiểm THVC XCG tại công ty bảo hiểm P

Một phần của tài liệu Trục lợi bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại PVI đông đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 53 - 58)

2.2. Thực trạng trục lợi bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công ty

2.2.2. Thực trạng trục lợi bảo hiểm THVC XCG tại công ty bảo hiểm P

Đông Đô

Bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ trên tồn thế giới và có vị trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì những lợi ích của bảo hiểm mang lại là rất to lớn. Nhưng hiện nay nó cũng đang phải đối mặt với những vấn đế nhức nhối xoay quanh trục lợi bảo hiểm, một bộ phận khách hàng đã lợi dụng để thu lợi bất chính bằng các hành vi trục lợi bảo hiểm. Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm Châu Âu, hàng năm các công ty bảo hiểm thiệt hại trên 10 tỷ USD do sự gian lận của khách hàng và chiếm khoảng 3% doanh thu của bảo hiểm.

Cũng như các công ty bảo hiểm khác, công ty bảo hiểm PVI Đông Đô đang phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của các vụ trục lợi.

Bảng 2.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm thiệt hại vật chất XCG tại PVI Đông Đô giai đoạn 2018- 2020

STT Nội dung Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Số hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường Hồ sơ 2.652 2.644 2.954 2 Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường Hồ sơ 2.618 2.612 2.924

3 Số vụ nghi ngờ trục lợi Vụ 108 112 121

4 Số vụ phát hiện trục lợi

Vụ 36 38 42

5 Tổng số tiền bồi thường Triệu đồng 63.490 58.915 57.432 6

Tổng số tiền từ

chối bồi thường do trục lợi Triệu đồng 406 425 487 7

Số tiền từ chối bồi thường bình

quân do trục lợi đồng/vụ Triệu 11,3 11,2 11,6 8 Tỷ lệ số vụ nghi ngờ trục lợi % 4,07 4,24 4,1 9 Tỷ lệ số vụ phát hiện trục lợi % 33,33 33,92 34,71

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PVI Đông Đô giai đoạn 2018- 2020)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy:

Số hồ sơ yêu cầu khiếu nại bồi thường có sự biến động tăng dần năm 2018 đến năm 2020 vẫn tăng 302 hồ sơ từ 2.652 hồ sơ (năm 2018) lên 2.954 hồ sơ (năm 2020) điều này cho thấy số vụ tai nạn rủi ro diễn ra ngày càng nhiều. Công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đề phịng và hạn chế tổn thất, cơng tác giám định tổn thất.

Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường nhìn chung đạt được tỷ lệ khá cao đạt trên 98%. Điều này có được là do hoạt động hiệu quả của đội ngũ làm công tác giám định bồi thường của cơng ty.

Số vụ phát hiện trục lợi có xu hướng tăng nhẹ: tăng 6 vụ từ 36 vụ (năm 2018) lên 42 vụ (năm 2020) cho thấy PVI Đơng Đơ đã có sự kiểm sốt kỹ càng hơn đến vấn đề trục lợi bảo hiểm song vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tổng số tiền từ chối bồi thường do trục lợi cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2018, số tiền này mới chỉ là 406 triệu đồng thì sang đến năm 2020 số tiền đó đã lên đến 487 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với một công ty hoạt động trong một số địa bàn nhất định

như PVI Đông Đô, cho thấy mức độ của hoạt động trục lợi hiện nay đang gia tăng như thế nào. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy hiệu quả của ban thanh tra, các cán bộ làm công tác giám định bồi thường trong công ty.

Tỷ lệ số vụ nghi ngờ so với số hồ sơ khiếu nại của cơng ty nhìn chung các năm trên 4%. Tỷ lệ số vụ phát hiện trục lợi so với số vụ nghi ngờ có sự biến động nhất định qua các năm, nhưng đều ở mức khoảng trên 30%. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này chưa phải là cao. Chắc chắn ngoài những vụ trục lợi đã bị phát hiện thì vẫn cịn tồn tại khơng ít những vụ trục lợi khác mà cán bộ giám định hoặc là che giấu hoặc là chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện ra. Chính vì vậy, thời gian tới cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

Hiện nay, có rất nhiều cách thức trục lợi bảo hiểm khác nhau với mức độ tinh vi ngày càng cao hơn.Trong đó, các hình thức trục lợi bảo hiểm chính mà các đối tượng sử dụng có thể thấy qua bảng chi tiết sau:

Bảng 2.5 Hình thức trục lợi BH THVC XCG tại PVI Đơng Đơ giai đoạn 2018- 2020

Các hình thức trục lợi bảo hiểm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Xảy ra tổn thất rồi mới mua bảo hiểm 14 14 15

Cố ý gây tai nạn để nhận bảo hiểm 5 5 5

Thay đổi đối tượng BH lập hồ sơ giả 3 3 4

Khai giảm số tiền bảo hiểm so với giá trị thực tế

4 4 5

Khai tăng số tiền tổn thất 5 7 8

Đã được người thứ ba bồi thường khi có

tổn thất 3 3 4

Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng 2 2 1

Tổng 36 38 42

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PVI Đơng Đơ giai đoạn 2018- 2020)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ được các hình thức trục lợi bảo hiểm đang diễn ra tại PVI Đơng Đơ. Trong đó thì hình thức xảy ra tổn thất rồi mới mua bảo hiểm là chủ yếu xảy ra nhiều nhất. Đây là những cách trục lợi mà nhằm vào những sơ hở thiếu sót của cơng ty trong khâu giám định và quản lí hợp đồng nên cơng ty khó kiểm sốt được chính xác tất cả các hợp đồng trong năm. Hình thức trục lợi bảo hiểm thơng qua bảo hiểm trùng cũng diễn ra ít vì về cơ bản cách làm này rất khó có hiệu quả.

Qua bảng số liệu trên ta cũng có thể thấy được mức độ của hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Nếu như năm 2018 mới chỉ thấy được 36 vụ trục lợi thì sang đến năm 2020 số vụ trục lợi đã tăng lên đến 42 vụ. Bên cạnh đó ta cũng thấy sự quan trọng của đội ngũ làm công tác giám định viên của công ty, họ làm việc hết sức hiệu quả trong công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm.

Dưới đây là những trường hợp trục lợi thực tế tại PVI Đông Đô trong giai đoạn 2018 – 2020 vừa qua:

2.2.2.1. Xảy ra tổn thất rồi mới mua bảo hiểm

Ví dụ: 8h sáng ngày 16/08/2019 ơng Nguyễn Văn Thuận gọi điện cho Đại lý tại Phịng Xe Cơ Giới– PVI Đơng Đơ u mua BH THVC cho phần thân vỏ cho chiếc xe TOYOTA LANDCRUISER biển kiểm soát 29A-593.68. Khi đại lý yêu cầu được quay video và kiểm tra tình trạng xe hiện tại thì anh Thuận lấy ly do hiện đang ở Lạng Sơn khơng có mạng dữ liệu và sóng kém khơng thể hỗ trợ quay ngay được. Do bất cẩn hoặc vì lý do khách quan nào đó nên đại lý đã cấp cho anh Thuận BH THVC phần thân vỏ chiếc xe đó. Đến 10h30 phút cùng ngày nhận được tin báo về số hotline của Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô chiếc xe của anh Thuận đâm vào rìa núi bị hư họng nặng móp phần đầu xe thiệt hại ước tính khoảng 40 triệu đồng . Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô đã cử GĐV xuống điều tra. Qua hồ sơ Công an tỉnh Lạng Sơn đã

ghi nhận chiếc xe của anh thuận xảy ra tai nạn đúng vào thời điểm 10h20 phút ngày 16/08/2019. Án tại hồ sơ Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô đã kéo xe của anh Thuận về cơ sở sửa chữa chính hang tỉnh Lạng Sơn để sửa chữa và tiến hành chi trả cho tổn thất.

Theo lời của người dân xung quanh thì đã thấy chiếc xe này bị tổn thất móp đầu xe tại rìa núi từ 6h sáng ngày 16/08/2019 rồi. Nghi ngờ anh Thuận có cấu kết với Công an tỉnh Lạng Sơn thay đổi thời gian xảy ra tai nạn, và có móc nối với cán bộ Đại lý tại Công ty Bảo hiểm PVI Đơng Đơ.

2.2.2.2. Hình thức thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn

Ví dụ: Ngày 24/06/2018 xe ơ tơ biển kiểm sốt 29M - 3842 bị tai nạn đâm vào giải phân cách. Chủ xe đã khiếu nại địi bồi thường, PVI Đơng Đơ đã thụ lý hồ sơ, khi xem xét thấy người điều khiển xe lúc xảy ra tai nạn khơng có giấy phép lái xe, vì vậy PVI Đơng Đơ đã từ chối bồi thường cho chủ xe.

2.2.2.3. Hình thức lập hồ sơ tạo hiện trường giả

Ví dụ: Ngày 04/10/2020 ơng Đặng Hồi Sơn gọi điện cho PVI Đông Đô yêu cầu bồi thường cho chiếc xe KIA CERATO biển kiểm sốt 34A-378.02 của mình. PVI tiến hành kiểm tra hồ sơ phát hiện theo như ảnh chụp chiếc xe tại thời điểm mua bảo hiểm ngày 23/08/2020 trước đó trên cửa trước của xe có dán tem đăng kiểm ghi 08/21- hiệu lực hết ngày 20/08/2021. Nhưng trên chiếc xe ông Sơn đưa đến Gara sửa chữa bộ phận giám định phát hiện tem đăng kiểm ghi 05/21- hiệu lực đến hết ngày 12/05/2021. Sau q trình điều tra ơng Sơn thừa nhận đã mượn một chiếc KIA CERATO của người quen cùng màu và năm sản xuất thay bằng biển chiếc xe đã tổn thất của mình để mua bảo hiểm. Và sau hơn một tháng gọi điện cho PVI Đơng Đơ địi bồi thường. Nhận thấy đây là một vụ trục lợi. PVI Đông Đô đã từ chối bồi thường cho ơng Sơn.

2.2.2.4. Hình thức khai tăng số tiền tổn thất

ngày 13/06/2018 khi xe đang đi trên đường vào khu Nghĩa Tân thì bị va vào bức tường do trách người qua đường gây thiệt hại: vỡ đèn xi nhan bên phải, xước sơn cửa sau xe bên phải, rơi nẹp cửa sau xe và xây xát hông bên phải, bồi thường thực tế là 11.812.000 đồng nhưng chủ xe đã làm hồ sơ yêu cầu bồi thường đến công ty PVI Đông Đô với số tiền lên tới 30 triệu đồng.

2.2.2.5. Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, bảo hiểm trùng

Ví dụ: Xe ơ tơ biển kiểm sốt 30H - 3878 bị tai nạn ngày 21/03/2018, chủ xe đã làm 2 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường. Do không kiểm tra nên MIC Thành Đô đã bồi thường cho cả 2 bộ hồ sơ. Đến tận 3 tháng sau, kế toán mới phát hiện ra đã yêu cầu chủ xe đó phải hàn trả lại số tiền bồi thường và kiện chủ xe ra tịa án.

2.2.2.6. Hình thức cố ý gây tai nạn

Ví dụ: Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/08/2018 và đã báo tai nạn ngày 20/08/2018. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho cơng ty cịn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý khơng phát hiện ra mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Trục lợi bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại PVI đông đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)