2. 5 Chia sẻ, tư vấn, phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh.
2.6. Một số kỹ năng, nguyên tắc cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm khi tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh.
tâm lý giáo dục cho học sinh.
Quá trình tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự khéo léo của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tư vấn tâm lý giáo dục cho các em học sinh lớp chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm cần có sự gần gũi, chân tình, cởi mở tạo niềm tin nơi các em thì mới có cơ hội khám phá được bí mật từ phía các em. Rất nhiều trường hợp các em đến với tôi với mong muốn được chia sẻ những điều các em đang cảm thấy bế tắc, không biết cách giải quyết, các em đang trong tình trạng vừa bị bố mẹ, thậm trí thầy cơ giáo mắng nhiếc các em một cách thậm tệ, nhìn nhận các em như một kẻ bỏ đi, không ra gì…làm cho các em cảm thấy bị tổn thương, chán nản, giận dữ và rất mất tự tin… và các em cũng chia sẻ rằng các em đã nhiều lần bị như thế nhưng sau đó các em lại vẫn tiếp tục có các hành vi tiêu cực khác. Ví dụ như đơi khi có em tìm đến với tơi mang theo nhiều nhận thức sai lệch, và những suy nghĩ thiếu chính chắn, những lời trách hờn cha mẹ, ông bà rất chân thật, ngây ngô do các em bị bố mẹ đánh mắng...Qua những chia sẻ của các em tôi thấy được việc áp đặt những suy nghĩ của người lớn lên con trẻ, việc cấm đoán các mối quan hệ của các em, việc bắt các em phải làm cái này mà không được làm cái kia…là một việc làm rất khó đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên, hơn nữa lại bằng cách dùng “đòn roi” để giáo dục các em hay những lời nói nặng nề “khó nghe”, đã gieo vào đầu các em những tư tưởng sai lệch, phản giáo dục do đó đã ảnh