Các ưu điểm và nhược điểm của cơ chế FTP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

1.3 Cơ chế Quản lý vốn tập trung

1.3.7 Các ưu điểm và nhược điểm của cơ chế FTP

1.3.7.1 Ưu điểm

 Chi nhánh huy động càng nhiều và cho vay càng nhiều (doanh số nhiều) càng có lợi;

 Chi nhánh chỉ tập trung tính tốn kỳ hạn vay gửi với khách hàng thay vì mất thêm cơng đoạn tính tốn kỳ hạn vay gửi vốn với Hội sở;

 Chi nhánh chỉ cần tập trung vào công tác chào bán sản phẩm đến khách hàng;

 Phương pháp quản lý vốn thống nhất nhưng không can thiệp vào công việc cụ thể của từng chi nhánh;

 Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại và loại bỏ được các công đoạn giao dịch thủ công;

 Quản lý theo hàng dọc và hiệu quả hơn từng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng;

 Chi phí và thu nhập thực tế của chi nhánh từ huy động và cho vay sẽ được dự tính chính xác, chi tiết cho từng sản phẩm;

 Cho phép tính tốn được chi phí vốn (cost of fund) và áp dụng chi phí này như một mức giá vào các thành phần của bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nội bộ;

 Cho phép người dùng lập kế hoạch, nâng cao và dự báo hiệu quả quản lý dựa trên sự đánh giá công bằng của các kết quả nhận được;

 Cho phép chuyển dời rủi ro lãi suất từ bộ phận bán hàng bằng cách tạo ra một mức margin cố định trong vòng đời của các giao dịch cụ thể, chỉ còn lại rủi ro tín dụng từ phía khách hàng;

 Cho phép dịch chuyển rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản về Hội sở, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chính theo cơ chế này;

 Thuận tiện cho việc quản lý rủi ro thị trường thông qua việc quản lý tài sản nợ và tài sản có;

 Giá điều chuyển cho phép thu hẹp sự dao động biên lãi suất và giảm những tác động tiêu cực cho các đơn vị kinh doanh do lãi suất thị trường thay đổi;

 Định giá chi phí biên của vốn nhằm tăng cường khả năng ra quyết định kinh doanh;

 Tạo điều kiện cho việc phân tích sâu thu nhập từ lãi đối với từng sản phẩm dịch vụ, từng chi nhánh, loại hình kinh doanh, loại giao dịch…;

 Việc phân tích thu nhập từ lãi nâng cao việc định giá sản phẩm và thiết kế các sản phẩm nghiệp vụ phù hợp cho nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường;

 Nâng cao chất lượng các quyết định định giá Tài sản nợ - Tài sản có;

 Định lượng được chênh lệch của vốn lên thu nhập thuần từ lãi;

 Đánh giá từng bộ phận của Ngân hàng dựa theo ảnh hưởng kinh tế của từng bộ phận đó lên tổng thu nhập của Ngân hàng.

1.3.7.2 Nhược điểm

 Khá phức tạp trong việc định giá chuyển vốn và phân bổ margin;

 Đòi hỏi hệ thống quản lý phức tạp và tốn kém khi triển khai.

1.3.8 Bài học kinh nghiệm về việc triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung tại

các ngân hàng khác

Hiện nay, với sự phát triển và việc mở rộng của hệ thống mạng lưới ngân hàng cũng như yêu cầu nâng cao khả năng quản lý hệ thống thì đã có nhiều ngân hàng trong nước đã và đang triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP. Trong đó, nổi trội có các ngân hàng đã triển khai như BIDV, ACB, VIB... và một số ngân hàng đang xây dựng và chuẩn bị áp dụng như Agribank, Sacombank, Techcombank… Việc áp dụng các nội dung của cơ chế quản lý vốn tập trung rất đa dạng và mức độ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và đặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Có ngân hàng chỉ áp dụng FTP riêng cho các hạng mục huy động và cho vay và có ngân hàng áp dụng FTP cho tất cả các hạng mục của bảng cân đối tài sản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh tại các chi nhánh và tại các đơn vị kinh doanh tại Hội sở chính.

Các Trung tâm vốn tại Hội sở chính được xây dựng để quản lý tập trung nguồn vốn của ngân hàng thay cho các trung tâm vốn nhỏ quản lý phân tán tại các chi nhánh như trước kia. Vai trò của các chi nhánh cũng đã được chuyển từ một ngân hàng nhỏ và là trung tâm lợi nhuận sang đơn vị bán hàng cho Hội sở, đây cũng là một trong những luận điểm quan trọng nhất của cơ chế FTP. Việc quản lý các sản phẩm nghiệp vụ cũng có sự đa dạng khi có ngân hàng quản lý theo mã từng sản phẩm và phân bổ margin cho từng mã sản phẩm này, có ngân hàng xây dựng giá FTP phân theo kỳ hạn và các giá sản phẩm ngân hàng sẽ được xây dựng dựa trên các mức giá chuyển vốn FTP này

Ngân hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung tại Việt nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Sau một năm ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (kế từ 13/01/2007), các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản và sinh lời của BIDV được thay đổi tích cực so với các năm trước; rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính, hạn chế chi phí kinh doanh; chất lượng hoạt động của các chi nhánh được cải thiện vì khi quyết định cho vay, chi nhánh phải xác định chính xác thời hạn trả nợ của khách hàng để lựa chon thời gian tài trợ hợp lý, đảm bảo thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện như:

 Tồn tại hạn mức thanh toán do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng tại mỗi chi nhánh do Hội sở chính cấp là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó mang tính chủ quan nhiều hơn. Việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách cảm tính thơng qua việc tính tốn số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương.

 Vẫn còn sự tồn tại của Phòng nguồn vốn tại các chi nhánh thể hiện sự phân tán và lãng phí nguồn nhân lực.

 Áp dụng cơ chế một giá cho toàn bộ hoạt động mua – bán vốn với chi nhánh trong thời gian đầu triển khai cơ chế khiến cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh khơng chính xác.

Thực tế việc xây dựng và triển khai cơ chế tại các ngân hàng bước đầu được thực hiện hết sức thận trọng và phải mất một khoảng thời gian khá lâu để chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự xáo trộn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại các Chi nhánh trong hệ thống. Theo kinh nghiệm chuyển đổi cơ chế của một số ngân hàng, quá trình chuyển đổi được thực hiện theo từng chi nhánh/đơn vị trực thuộc, không thực hiện chuyển đổi một lần tồn hệ thống để tránh những sai sót phát sinh. Quá trình chuyển đổi được thực hiện theo lịch chuyển đổi cụ thể cho từng chi nhánh. Sau mỗi đợt chuyển đổi cơ chế thành công, các chi nhánh sẽ thực hiện báo cáo công tác chuyển đổi và thực hiện cơ chế mới để rút kinh nghiệm cho những lần chuyển đổi sau. Việc sử dụng song song 2 cơ chế sẽ kết thúc khi toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống đã thực hiện chuyển đổi thành công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày một cách tổng quan về Quản trị Tài sản có và Tài sản nợ, một số đặc điểm chính , ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung cũng như bài học kinh nghiệm của từ các ngân hàng đi trước trong việc chuyển đổi sang cơ chế FTP. Từ đó, làm nền tảng cho việc so sánh trong hiệu quả quản lý giữa cơ chế vốn đã và đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1 Ủy ban quản lý Tài sản Có – Tài sản nợ

Ngày 15/12/2005, Eximbank quyết định thành lập Ủy ban quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ, ban hành kèm theo là các quy định về chính sách quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ủy ban ALCO

Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong Ủy ban ALCO

Đối với chủ tịch Ủy ban ALCO:

Chủ tịch Uỷ ban ALCO do Tổng Giám đốc Eximbank đảm nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Ủy ban ALCO, có quyền hạn phân cơng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên trong Ủy ban ALCO.

Các quyết định do chủ tịch đưa ra được xem là các quyết định cuối cùng của Ủy ban ALCO, cho dù giữa các thành viên chưa thống nhất về quan điểm và ý kiến. Chủ tịch chịu trách nhiệm ký tất cả các quyết định của Ủy ban ALCO sau từng cuộc họp để các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Đối với các thành viên khác của Ủy ban ALCO:

Các thành viên trong Ủy ban ALCO có trách nhiệm tham mưu, xây dựng và báo cáo các chương trình làm việc của Ủy ban ALCO.

2.1.2 Thường trực Ủy ban ALCO

Thường trực Ủy ban ALCO do Chủ tịch Ủy ban chỉ định, chịu trách nhiệm xây dựng, chuẩn bị tài liệu, chương trình làm việc, tập hợp các báo cáo cho các cuộc họp của Ủy ban và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban. Chịu trách nhiệm ghi và lưu trữ các biên bản, tài liệu, triển khai thực hiện các ý kiến của Ủy ban theo chỉ đạo của Chủ tịch.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ALCO

Chức năng:

Ủy ban ALCO có chức năng quản lý các danh mục Tài sản Có – Tài sản Nợ nhằm đạt lợi nhuận cao cho cổ động và hạn chế rủi ro bằng hệ thống chính sách văn bản về vốn, đầu tư, tín dụng. Bên cạnh đó Ủy ban ALCO xây dựng các chỉ tiêu liên quan đến việc quản lý Tài sản Có - Tài sản Nợ và các chỉ tiêu phục vụ cho hoạt động quản trị kinh doanh của Eximbank phù hợp với chiến lược kinh doanh của Eximbank trong từng kỳ đồng thời giám sát và quản lý các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia, rủi ro thuế…

Nhiệm vụ:

Ủy ban ALCO có nhiệm vụ phân tích tình hình kinh tế vĩ mơ và dự báo về tỷ giá, lãi suất, tình hình thị trường, những cảnh báo của ngành hoặc khu vực, phân tích thị trường, các đối tác, đối thủ cạnh tranh, xác định nhu cầu huy động vốn và sử dụng vốn, dự báo luồng tiền trong tương lai. Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích đánh giá các rủi ro chính như các loại rủi ro thanh khoản,

rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro góp vốn đầu tư, rủi ro tín dụng (sử dụng các kỹ thuật phân tích như GAP, Duration, Mơ phỏng) song song với việc giám sát sự tuân thủ của Eximbank đối với các quy định của pháp luật Việt nam, và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: dự trữ bắt buộc, trạng thái ngoại hối, khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các giới hạn cho vay và đầu tư. Ủy ban ALCO còn chịu trách nhiệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập từ lãi ròng, thu nhập rịng phi lãi suất, phân tích theo khoản mục, sản phẩm, các ảnh hưởng của thuế đồng thời xây dựng các chỉ tiêu liên quan đến quản lý Tài sản Có - Tài sản Nợ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Eximbank theo từng thời kỳ thích hợp, quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản, tăng hiệu quả cho việc sử dụng vốn và các nhiệm vụ khác theo phân công của Hội đồng quản trị.

2.2 Tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.2.1 Nội dung cơ bản của Cơ chế Quản lý vốn cũ (Netting)

Trước đây, Eximbank triển khai cơ chế điều chuyển vốn theo phương thức cấn trừ (Netting), Hội sở sẽ mua/bán phần vốn chênh lệch giữa Tài sản Có - Tài sản Nợ của chi nhánh với một mức lãi suất điều chuyển vốn xác định cho từng đồng tiền.

Theo mơ hình hoạt động này, các chi nhánh được xem như các ngân hàng nhỏ và là các trung tâm tạo lợi nhuận. Đây là một mô hình mang đến sự chủ động cho các chi nhánh trong việc chủ động cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cho phù hợp với địa bàn hoạt động và thực tiễn phát triển của chi nhánh. Nhưng song song đó, việc độc lập trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác quản lý và kinh doanh nguồn vốn trên thực tiễn dẫn đến tình trạng quản lý vốn phân tán, khơng đồng bộ và có phần chồng chéo giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng. Các chi nhánh phải chịu trách nhiệm và tự quản lý rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro về tín dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Điều này tạo điều kiện cho các bất cập phát sinh như việc chi nhánh tăng lãi suất huy động

vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí huy động vốn, sự giảm sút thu nhập. Các chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và sử dụng các phương thức kinh doanh riêng cho chi nhánh mình nhưng đơi khi lại mâu thuẫn với mục tiêu chung của toàn hệ thống và định hướng của Hội sở.

Hình 2.2: Cơ chế quản lý vốn Netting

2.2.1.1 Ưu điểm

 Khuyến khích các chi nhánh tích cực chủ động tìm kiếm các khách hàng có nguồn vốn lớn với giá rẻ, linh hoạt trong việc sử dụng các mảng nghiệp vụ ngân hàng khác theo hình thức trọn gói;

 Chi nhánh có lãi suất bình quân đầu vào càng thấp và lãi suất đầu ra càng cao càng có lợi;

 Chênh lệch giữa lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và lãi suất chi nhánh huy động của khách hàng tại các kỳ hạn ngắn (O/N, một tuần, hai tuần) khá lớn mang đến lợi thế cho các chi nhánh có nhiều vốn ngắn hạn, rẻ;

 Khuyến khích chi nhánh chủ động tính tốn trong việc cân đối giữa lãi suất

Trung tâm vốn Huy động Cho vay Cho vay Huy động Thị trường liên ngân hàng Bán vốn Mua vốn Chi nhánh A Chi nhánh B

 Cho phép chi nhánh giảm bớt khối lượng công việc kinh doanh vốn với Hội sở, tập trung nguồn lực để huy động và cho vay vốn, linh hoạt và ổn định trong vay gửi vốn với Hội sở.

2.2.1.2 Khuyết điểm

 Huy động đầu vào, và giải ngân tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống rất đa dạng về sản phẩm, lãi suất và kỳ hạn. Nhưng lãi suất điều chuyển vốn nội bộ hiện nay thực hiện theo cơ chế lãi suất bình qn và hiện chỉ có một mức. Theo đó, ở một số kỳ hạn khi chi nhánh huy động theo sản phẩm và biểu lãi suất cơng bố, sau đó gửi tồn bộ về Hội sở (do khơng có đầu ra) thì phát sinh chênh lệch lãi suất âm và vì thế chi nhánh khơng thể huy động được;

 Chỉ khuyến khích chi nhánh tự cân đối giữa huy động và cho vay, nhưng khó tận dụng những lợi thế riêng mang tính khu vực của các chi nhánh trong huy động hoặc trong hoạt động cho vay;

 Lãi suất điều chuyển vốn chỉ có một mức nên đối với nhóm các chi nhánh có thường thiếu vốn thì lãi suất Hội sở cho vay điều chuyến vốn được cho là cao và ngược lại đối với nhóm các chi nhánh thường thừa vốn, theo đó khơng tạo lợi thế cạnh tranh và khuyến khích chi nhánh trong việc tăng doanh số huy động và cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)