Bài học kinh nghiệm về việc triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 34)

1.3 Cơ chế Quản lý vốn tập trung

1.3.8 Bài học kinh nghiệm về việc triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung

các ngân hàng khác

Hiện nay, với sự phát triển và việc mở rộng của hệ thống mạng lưới ngân hàng cũng như yêu cầu nâng cao khả năng quản lý hệ thống thì đã có nhiều ngân hàng trong nước đã và đang triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP. Trong đó, nổi trội có các ngân hàng đã triển khai như BIDV, ACB, VIB... và một số ngân hàng đang xây dựng và chuẩn bị áp dụng như Agribank, Sacombank, Techcombank… Việc áp dụng các nội dung của cơ chế quản lý vốn tập trung rất đa dạng và mức độ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và đặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Có ngân hàng chỉ áp dụng FTP riêng cho các hạng mục huy động và cho vay và có ngân hàng áp dụng FTP cho tất cả các hạng mục của bảng cân đối tài sản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh tại các chi nhánh và tại các đơn vị kinh doanh tại Hội sở chính.

Các Trung tâm vốn tại Hội sở chính được xây dựng để quản lý tập trung nguồn vốn của ngân hàng thay cho các trung tâm vốn nhỏ quản lý phân tán tại các chi nhánh như trước kia. Vai trò của các chi nhánh cũng đã được chuyển từ một ngân hàng nhỏ và là trung tâm lợi nhuận sang đơn vị bán hàng cho Hội sở, đây cũng là một trong những luận điểm quan trọng nhất của cơ chế FTP. Việc quản lý các sản phẩm nghiệp vụ cũng có sự đa dạng khi có ngân hàng quản lý theo mã từng sản phẩm và phân bổ margin cho từng mã sản phẩm này, có ngân hàng xây dựng giá FTP phân theo kỳ hạn và các giá sản phẩm ngân hàng sẽ được xây dựng dựa trên các mức giá chuyển vốn FTP này

Ngân hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung tại Việt nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Sau một năm ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (kế từ 13/01/2007), các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản và sinh lời của BIDV được thay đổi tích cực so với các năm trước; rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính, hạn chế chi phí kinh doanh; chất lượng hoạt động của các chi nhánh được cải thiện vì khi quyết định cho vay, chi nhánh phải xác định chính xác thời hạn trả nợ của khách hàng để lựa chon thời gian tài trợ hợp lý, đảm bảo thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện như:

 Tồn tại hạn mức thanh toán do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng tại mỗi chi nhánh do Hội sở chính cấp là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó mang tính chủ quan nhiều hơn. Việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách cảm tính thơng qua việc tính tốn số dư tín dụng của năm trước và dự đốn tốc độ phát triển kinh tế địa phương.

 Vẫn còn sự tồn tại của Phòng nguồn vốn tại các chi nhánh thể hiện sự phân tán và lãng phí nguồn nhân lực.

 Áp dụng cơ chế một giá cho toàn bộ hoạt động mua – bán vốn với chi nhánh trong thời gian đầu triển khai cơ chế khiến cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh khơng chính xác.

Thực tế việc xây dựng và triển khai cơ chế tại các ngân hàng bước đầu được thực hiện hết sức thận trọng và phải mất một khoảng thời gian khá lâu để chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự xáo trộn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại các Chi nhánh trong hệ thống. Theo kinh nghiệm chuyển đổi cơ chế của một số ngân hàng, quá trình chuyển đổi được thực hiện theo từng chi nhánh/đơn vị trực thuộc, không thực hiện chuyển đổi một lần tồn hệ thống để tránh những sai sót phát sinh. Quá trình chuyển đổi được thực hiện theo lịch chuyển đổi cụ thể cho từng chi nhánh. Sau mỗi đợt chuyển đổi cơ chế thành công, các chi nhánh sẽ thực hiện báo cáo công tác chuyển đổi và thực hiện cơ chế mới để rút kinh nghiệm cho những lần chuyển đổi sau. Việc sử dụng song song 2 cơ chế sẽ kết thúc khi toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống đã thực hiện chuyển đổi thành công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày một cách tổng quan về Quản trị Tài sản có và Tài sản nợ, một số đặc điểm chính , ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung cũng như bài học kinh nghiệm của từ các ngân hàng đi trước trong việc chuyển đổi sang cơ chế FTP. Từ đó, làm nền tảng cho việc so sánh trong hiệu quả quản lý giữa cơ chế vốn đã và đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)