Nội dung cơ bản của Cơ chế Quản lý vốn cũ (Netting)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 38)

2.2 Tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP

2.2.1 Nội dung cơ bản của Cơ chế Quản lý vốn cũ (Netting)

Trước đây, Eximbank triển khai cơ chế điều chuyển vốn theo phương thức cấn trừ (Netting), Hội sở sẽ mua/bán phần vốn chênh lệch giữa Tài sản Có - Tài sản Nợ của chi nhánh với một mức lãi suất điều chuyển vốn xác định cho từng đồng tiền.

Theo mơ hình hoạt động này, các chi nhánh được xem như các ngân hàng nhỏ và là các trung tâm tạo lợi nhuận. Đây là một mơ hình mang đến sự chủ động cho các chi nhánh trong việc chủ động cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cho phù hợp với địa bàn hoạt động và thực tiễn phát triển của chi nhánh. Nhưng song song đó, việc độc lập trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác quản lý và kinh doanh nguồn vốn trên thực tiễn dẫn đến tình trạng quản lý vốn phân tán, không đồng bộ và có phần chồng chéo giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng. Các chi nhánh phải chịu trách nhiệm và tự quản lý rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro về tín dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Điều này tạo điều kiện cho các bất cập phát sinh như việc chi nhánh tăng lãi suất huy động

vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí huy động vốn, sự giảm sút thu nhập. Các chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và sử dụng các phương thức kinh doanh riêng cho chi nhánh mình nhưng đơi khi lại mâu thuẫn với mục tiêu chung của toàn hệ thống và định hướng của Hội sở.

Hình 2.2: Cơ chế quản lý vốn Netting

2.2.1.1 Ưu điểm

 Khuyến khích các chi nhánh tích cực chủ động tìm kiếm các khách hàng có nguồn vốn lớn với giá rẻ, linh hoạt trong việc sử dụng các mảng nghiệp vụ ngân hàng khác theo hình thức trọn gói;

 Chi nhánh có lãi suất bình qn đầu vào càng thấp và lãi suất đầu ra càng cao càng có lợi;

 Chênh lệch giữa lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và lãi suất chi nhánh huy động của khách hàng tại các kỳ hạn ngắn (O/N, một tuần, hai tuần) khá lớn mang đến lợi thế cho các chi nhánh có nhiều vốn ngắn hạn, rẻ;

 Khuyến khích chi nhánh chủ động tính tốn trong việc cân đối giữa lãi suất

Trung tâm vốn Huy động Cho vay Cho vay Huy động Thị trường liên ngân hàng Bán vốn Mua vốn Chi nhánh A Chi nhánh B

 Cho phép chi nhánh giảm bớt khối lượng công việc kinh doanh vốn với Hội sở, tập trung nguồn lực để huy động và cho vay vốn, linh hoạt và ổn định trong vay gửi vốn với Hội sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 38)