Điều chỉnh trong việc xử lý các trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 79 - 81)

3.2.1 Giải pháp đối với Hội sở chính

3.2.1.2 Điều chỉnh trong việc xử lý các trường hợp đặc biệt

Hạn chế tiếp theo trong cơ chế hiện tại xuất phát từ chủ trương đảm bảo chi nhánh luôn có lời khi huy động và cho vay, thể hiện thông việc xử lý các trường hợp đặc biệt trong hoạt động huy động vốn và cho vay như: tất toán trước hạn sổ tiết kiệm, rút một phần trước hạn, trả trước nợ gốc hoặc quá hạn…đã trình bày trong chương 2.

Mặc dù đối với từng trường hợp đặc biệt phát sinh, Hội sở đã đề ra các hướng xử lý khác nhau, ví dụ như sẽ trả cho chi nhánh theo margin không kỳ hạn tại thời điểm phát sinh giao dịch (hoặc bắt đầu kỳ định giá lại) đối với phần vốn gốc tất toán hoặc rút một phần trước hạn, tuy nhiên bản chất của vốn huy động khơng kỳ hạn và xem phần vốn huy động có kỳ hạn bị tất tốn trước hạn thành khơng kỳ hạn là không giống nhau do làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của hệ thống. Do đó, nên có các hệ số điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí khi phát sinh các trường hợp đặc biệt này để khuyến khích chi nhánh ngồi việc tập trung huy động và cho vay còn phải tập trung vào việc duy trì nguồn vốn và sử dụng vốn ổn định. Các hệ số điều chỉnh này nên được xác lập tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm, đối tượng khách hàng và thời gian thực …để vừa phù hợp với định hướng phát triển, mục tiêu kinh doanh, tình hình thị trường trong từng thời kỳ và vừa không gây ra áp lực cạnh tranh quá lớn đối với chi nhánh.

Ví dụ minh họa:

Các nghiệp vụ tất toán trước hạn sổ tiết kiệm hay rút trước hạn một phần

gốc:

Thu nhập FTP điều chỉnh = (1 + R) * (Giá mua vốn FTP không kỳ hạn – Giá mua vốn FTP đang áp dụng trước khi điều chỉnh)/360 * Số tiền gốc rút trước hạn * Thời gian thực gửi

Trong đó:

 Giá mua vốn FTP không kỳ hạn: được xác định căn cứ vào biểu lãi suất mua vốn áp dụng cho đối tượng khách hàng, loại đồng tiền và sản phẩm tiền gửi tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch (hoặc bắt đầu kỳ định giá lại).

 RHĐ (%): hệ số điều chỉnh rút gốc trước hạn do Trung tâm quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào đối tượng khách hàng, sản phẩm tiền gửi, loại đồng tiền giao dịch và tỷ lệ giữa kỳ hạn thực tế và kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn đó, R <= 100%, cụ thể:

 Hệ số RHĐ áp dụng đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông thường VND, kỳ hạn 1 tháng dành cho cá nhân:

 Trường hợp kỳ hạn thực tế dưới ½ kỳ hạn danh nghĩa: R = 70%.

 Trường hợp kỳ hạn thực tế từ ½ đến 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 40%

 Trường hợp kỳ hạn thực tế trên 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 20%.

Các nghiệp vụ khoản vay được trả trước hạn:

Trong đó:

 Khoản vay được xem là trả trước hạn toàn bộ nếu tại ngày phát sinh giao dịch trả nợ:

 Số dư nợ gốc sau khi trả nợ bằng 0

 Số dư nợ gốc theo lịch trả nợ tại ngày trả nợ >0

 Khoản vay được xem là trả nợ trước hạn nếu tại ngày phát sinh giao dịch trả nợ: 0 < Số dư gốc thực tế < Số dư gốc còn lại theo lịch trả nợ

 Thời gian vay còn lại:

 Trả nợ tồn bộ trước hạn: thời gian tính đến ngày đáo hạn cuối cùng.

 Trả nợ trước hạn: thời gian tính đến ngày khoản nợ khơng cịn được khi nhận là trả sớm một phần.

Chi phí FTP điều chỉnh =( RCV * Giá bán vốn * Số tiền trả nợ trước hạn * Thời gian vay còn lại)/360

 RCV (%): hệ số điều chỉnh trả nợ trước hạn do Trung tâm quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào đối tượng khách hàng, sản phẩm cho vay, loại đồng tiền giao dịch và thời gian vay còn lại.

 Hệ số RCV áp dụng đối với sản phẩm cho vay thông thường VND, kỳ hạn 3 tháng, trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần khi đáo hạn dành cho doanh nghiệp:

 Trường hợp thời gian còn lại dưới 1/2 kỳ hạn danh nghĩa: R = 20%.

 Trường hợp thời gian còn lại từ 1/2 đến 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 40%

 Trường hợp thời gian còn lại trên 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 60%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)