Chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 71)

2.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung tạ

2.3.2.4 Chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ

nhánh nhất là đối với các chương trình ưu đãi (chi nhánh được hưởng một mức

margin cố định do Hội sở phân bổ đối với từng sản phẩm ưu đãi) để xảy ra tình trạng chi nhánh cố tình chọn sai mã code sản phẩm nhằm được hưởng margin cao hơn hoặc cố tình thực hiện việc đảo nợ, tất toán trước hạn các khoản vay thông thường để giải ngân theo các chương trình ưu đãi. Hệ quả là chỉ làm dịch chuyển lợi nhuận từ Hội sở sang chi nhánh mà không tạo ra thêm lợi nhuận cho tồn hệ thống.

2.3.2.5 Hệ thống cơng nghệ thơng tin chưa được xây dựng hồn thiện, dẫn đến

tình trạng mất nhiều thời gian trong việc truy xuất dữ liệu từ hệ thống Korebank, nhất là vào thời gian đầu tháng cũng như tốn nhiều công sức trong việc xử lý dữ liệu và đối chiếu số liệu một cách thủ cơng để đảm bảo tính đúng tính đủ cho chi nhánh. Hiện nay các báo cáo chỉ mang tính chất liệt kê, với các trường được mặc định sẵn, người sử dụng phải thao tác thủ công khá nhiều kể cả việc phải chỉnh sửa định dạng, chủ yếu dựa vào các tính năng của phần mềm Excel để có được báo cáo như mong muốn.Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu chung để có thể truy xuất báo cáo theo yêu cầu người sử dụng, hiện nay một số báo cáo phát sinh phải nhờ Phịng Cơng nghệ thông tin xuất. Ngược lại thì có rất nhiều báo cáo trùng lặp, do

được xây dựng ban đầu theo mục đích cơng việc của từng phòng gây nên sự chồng chéo báo cáo giữa các phòng ban và quá tải của hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày những đặc điểm khác nhau giữa Cơ chế điều chuyển vốn cũ (Netting) và Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) trên cơ sở lý thuyết và một số ví dụ minh họa. Từ đó làm nền tảng cho việc khảo sát số liệu thực tế cũng như đưa ra những nhận định về các kết quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại khi ứng dụng vào thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Nhìn chung, những hạn chế cịn tồn đọng sau một năm triển khai chủ yếu từ mơ hình hoạt động và hệ thống công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện. Chương 3 sẽ đi sâu vào các giải pháp đề xuất nhằm cải thiện Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

3.1.1 Định hướng chung

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và khó lường, các giải pháp kinh doanh năm 2013 của Eximbank tập trung hướng tới những mục tiêu bền vững và lâu dài nhằm củng cố và phát huy những giá trị cốt lõi tạo nên nền tảng nội lực vững chắc cho Eximbank. Thực hiện theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường tiền tệ, ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống của Ngân hàng Nhà nước và căn cứ trên kết quả hoạt động năm 2012, năm 2013 sẽ là năm bản lề để Eximbank tập trung tích lũy các tiềm lực của mình thơng qua:

 Chuyển đổi mơ hình kinh doanh theo hướng tiếp tục phát huy thế mạnh là ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng bán lẻ, nâng cao tỷ trong thu nhập từ khách hàng cá nhân trong tổng thu nhập. Xúc tiến thành lập các văn phòng khu vực nhằm chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trong khu vực đó.

 Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động từ thị trường trong nước và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu vốn cho tín dụng và an toàn thanh khoản ngân hàng.

 Nâng cao năng lực tài chính thơng qua việc tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn chú trọng đến chất lượng tín dụng; đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động từ thị trường trong nước và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu vốn cho tín dụng và an tồn thanh khoản ngân hàng…

 Phát triển và cơ cấu lại mạng lưới hoạt động hiện tại nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phòng giao dịch.

 Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tăng cường sự hiện diện của Eximbank tại các địa bàn kinh tế trong điểm trong nước và tại thị trường tài chính quốc tế.

 Các chỉ tiêu hoạt động chính:

 Tổng tài sản: 200.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012.

 Huy động vốn: 110.000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2012.

 Dư nợ cho vay: 86.160 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012.

 Lợi nhuận trước thuế: 3.200 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2012.

 Cổ tức dự kiến: 12%.

 ROA: 1,5%

 ROE: 14,5%.

3.1.2 Định hướng Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Eximbank

 Tiếp tục thực hiện quy trình điều chuyển vốn trên cơ sở mua – bán vốn, mọi khoản mua bán vốn sẽ được hạch toán kế toán trên hệ thống Korebanking.

 Hội sở vẫn sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoàn toàn rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản hệ thống, giá mua bán vốn FTP sẽ bao gồm cả chi phí cho rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

 Các chi nhánh và các phòng kinh doanh tại Hội sở tiếp tục tập trung vào việc phát triển khách hàng và bán sản phẩm dịch vụ.

 Mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế: tính giá FTP (phí và lãi điều chuyển vốn) cho tồn bộ tài sản nợ và tài sản có trên Bảng cân đối tồn ngân hàng, bao gồm: huy động vốn từ khách hàng; tiền mặt; dự trữ thanh toán; cho vay khách hàng; cho vay – vay liên ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng; đầu tư tài chính; vốn chủ sở hữu; ngân quỹ; tài sản cố định; các khoản phải thu, phải trả khác.

3.2 Giải pháp hoàn thiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

3.2.1 Giải pháp đối với Hội sở chính

3.2.1.1 Thay đổi mơ hình tổ chức

Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung, tuy nhiên, như đã phân tích trong chương 2, một trong những hạn chế chính của cơ chế FTP hiện tại đang áp dụng tại Eximbank chính là mơ hình tổ chức chưa được thực hiện một cách độc lập khi Phòng Kinh doanh vốn vừa kinh doanh vừa định giá và thống nhất khi có sự tham gia quyết định giá của Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp đối với một số sản phẩm đặc thù. Do đó, vấn đề đầu tiên để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung chính là nghiên cứu phương án điều chỉnh mơ hình tổ chức.

Các phương án được nghiên cứu:

Phương án 1:

 Phòng Kinh doanh Vốn là Trung tâm quản lý vốn hoạt động theo nguyên tắc khơng phải một trung tâm sinh lời.

 Phịng Kinh doanh Vốn thực hiện luân chuyển vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua – bán vốn.

 Trong trường hợp thừa hoặc thiếu vốn, phòng Kinh doanh Vốn sẽ giải quyết trên thị trường liên ngân hàng.

 Kết quả thuần của Trung tâm quản lý vốn phản ánh mức lãi suất rủi ro mà ngân hàng sẳn sàng chấp nhận, dựa vào kỳ vọng về biến động lãi suất trong tương lai mà trung tâm đưa ra.

Hình 3.1: Mơ hình hoạt động theo phương án 1 Phương án 2: Phương án 2:

 Sẽ thành lập một Trung tâm quản lý vốn hoạt động với vai trò là một đơn vị độc lập không bị ảnh hưởng bởi mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận để thực hiện việc định giá và mua bán vốn nội bộ tương ứng với các đơn vị kinh doanh khác tại chi nhánh và Hội sở (Phòng Kinh doanh Vốn, Phòng Kinh doanh Vàng, Phòng Kinh doanh Ngoại tệ, Phịng Đầu tư tài chính).

Trung tâm quản lý Vốn Phịng Kinh doanh vốn Hội sở– Khối Ngân quỹ-

đầu tư tài chính. Ban điều hành, Ủy ban ALCO

Trình ngân sách và doanh thu dự tính từ các hoạt động đầu tư và quản lý Tài

sản Nợ - Tài sản Có Các chi nhánh Kinh doanh vốn trên thị trường Liên ngân hàng Định giá và mua bán vốn nội bộ khơng vì mục tiêu lợi nhuận

Giải quyết vấn đề thừa và thiếu vốn

Hình 3.2: Mơ hình hoạt động theo phương án 2

Dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn triển khai tại một số ngân hàng, tác giả nhận thấy nên điều chỉnh mơ hình tổ chức quản lý vốn tập trung theo phương án 1 vì trong phương án này, Trung tâm quản lý vốn thực hiện được đầy đủ chức năng của một Trung tâm quản lý vốn là điều tiết vốn thông qua việc định giá, mua bán vốn với các chi nhánh và cân đối vốn thông qua các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Ngược lại, trong phương án hai, Trung tâm quản lý vốn chỉ thực hiện được chức năng điều tiết vốn từ chi nhánh này sang chi chi nhánh khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác mà không chủ động trong việc cân đối vốn khi phát sinh trường hợp thừa hoạt thiếu vốn do không thể giải quyết trên thị trường liên

Các chi nhánh Định giá và mua bán vốn nội bộ khơng vì mục tiêu lợi nhuận Ban điều hành, Ủy ban ALCO

Trung tâm quản lý Vốn

Khối Ngân quỹ- đầu tư tài chính.

Trình ngân sách và doanh thu dự tính từ các

hoạt động đầu tư và quản lý TSN - TSC sảCó Hội sở Phịng Kinh doanh Vốn Phịng Kinh doanh ngoại tệ, Phòng Kinh doanh Vàng; Phòng Đầu tư tài chính.

ngân hàng mà phải thơng qua Phịng Kinh doanh vốn, trong khi bản thân Phòng kinh doanh vốn cũng hoạt động như một bộ phận kinh doanh.

3.2.1.2 Điều chỉnh trong việc xử lý các trường hợp đặc biệt

Hạn chế tiếp theo trong cơ chế hiện tại xuất phát từ chủ trương đảm bảo chi nhánh ln có lời khi huy động và cho vay, thể hiện thông việc xử lý các trường hợp đặc biệt trong hoạt động huy động vốn và cho vay như: tất toán trước hạn sổ tiết kiệm, rút một phần trước hạn, trả trước nợ gốc hoặc quá hạn…đã trình bày trong chương 2.

Mặc dù đối với từng trường hợp đặc biệt phát sinh, Hội sở đã đề ra các hướng xử lý khác nhau, ví dụ như sẽ trả cho chi nhánh theo margin không kỳ hạn tại thời điểm phát sinh giao dịch (hoặc bắt đầu kỳ định giá lại) đối với phần vốn gốc tất toán hoặc rút một phần trước hạn, tuy nhiên bản chất của vốn huy động không kỳ hạn và xem phần vốn huy động có kỳ hạn bị tất tốn trước hạn thành khơng kỳ hạn là không giống nhau do làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của hệ thống. Do đó, nên có các hệ số điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí khi phát sinh các trường hợp đặc biệt này để khuyến khích chi nhánh ngoài việc tập trung huy động và cho vay cịn phải tập trung vào việc duy trì nguồn vốn và sử dụng vốn ổn định. Các hệ số điều chỉnh này nên được xác lập tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm, đối tượng khách hàng và thời gian thực …để vừa phù hợp với định hướng phát triển, mục tiêu kinh doanh, tình hình thị trường trong từng thời kỳ và vừa không gây ra áp lực cạnh tranh quá lớn đối với chi nhánh.

Ví dụ minh họa:

Các nghiệp vụ tất toán trước hạn sổ tiết kiệm hay rút trước hạn một phần

gốc:

Thu nhập FTP điều chỉnh = (1 + R) * (Giá mua vốn FTP không kỳ hạn – Giá mua vốn FTP đang áp dụng trước khi điều chỉnh)/360 * Số tiền gốc rút trước hạn * Thời gian thực gửi

Trong đó:

 Giá mua vốn FTP khơng kỳ hạn: được xác định căn cứ vào biểu lãi suất mua vốn áp dụng cho đối tượng khách hàng, loại đồng tiền và sản phẩm tiền gửi tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch (hoặc bắt đầu kỳ định giá lại).

 RHĐ (%): hệ số điều chỉnh rút gốc trước hạn do Trung tâm quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào đối tượng khách hàng, sản phẩm tiền gửi, loại đồng tiền giao dịch và tỷ lệ giữa kỳ hạn thực tế và kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn đó, R <= 100%, cụ thể:

 Hệ số RHĐ áp dụng đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông thường VND, kỳ hạn 1 tháng dành cho cá nhân:

 Trường hợp kỳ hạn thực tế dưới ½ kỳ hạn danh nghĩa: R = 70%.

 Trường hợp kỳ hạn thực tế từ ½ đến 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 40%

 Trường hợp kỳ hạn thực tế trên 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 20%.

Các nghiệp vụ khoản vay được trả trước hạn:

Trong đó:

 Khoản vay được xem là trả trước hạn toàn bộ nếu tại ngày phát sinh giao dịch trả nợ:

 Số dư nợ gốc sau khi trả nợ bằng 0

 Số dư nợ gốc theo lịch trả nợ tại ngày trả nợ >0

 Khoản vay được xem là trả nợ trước hạn nếu tại ngày phát sinh giao dịch trả nợ: 0 < Số dư gốc thực tế < Số dư gốc còn lại theo lịch trả nợ

 Thời gian vay còn lại:

 Trả nợ tồn bộ trước hạn: thời gian tính đến ngày đáo hạn cuối cùng.

 Trả nợ trước hạn: thời gian tính đến ngày khoản nợ khơng cịn được khi nhận là trả sớm một phần.

Chi phí FTP điều chỉnh =( RCV * Giá bán vốn * Số tiền trả nợ trước hạn * Thời gian vay còn lại)/360

 RCV (%): hệ số điều chỉnh trả nợ trước hạn do Trung tâm quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào đối tượng khách hàng, sản phẩm cho vay, loại đồng tiền giao dịch và thời gian vay còn lại.

 Hệ số RCV áp dụng đối với sản phẩm cho vay thông thường VND, kỳ hạn 3 tháng, trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần khi đáo hạn dành cho doanh nghiệp:

 Trường hợp thời gian còn lại dưới 1/2 kỳ hạn danh nghĩa: R = 20%.

 Trường hợp thời gian còn lại từ 1/2 đến 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 40%

 Trường hợp thời gian còn lại trên 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R = 60%.

3.2.1.3 Xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn và đầu tư hệ thống FTP riêng thay vì

sử dụng chương trình FTP trên nền tảng Korebank với một số bất cập và hạn chế đã đề cập ở mục 2.4.2. Hệ thống FTP sẽ bao gồm các chức năng cơ bản như vấn tin biểu lãi suất mua bán vốn, các chức năng hỗ trợ dự tính giá mua bán vốn khi phát sinh giao dịch và các chức năng phân tích từ việc truy xuất và tự thiết kế các báo cáo theo yêu cầu người sử dụng dựa trên hệ thống dữ liệu đã được chuẩn hóa theo tính chất nghiệp vụ và mục đích sử dụng khi cần thiết thay vì phải xử lý thủ cơng.

Mơ hình mẫu với một số tính năng cần thiết:

Vấn tin biểu lãi suất mua/bán vốn (đây là tính năng cơ bản cần phải có trong mọi chương trình FTP)

Chức năng này sẽ được phân theo 2 tùy chọn:

- Xem bảng giá mua/bán vốn tổng quát: cho phép chức năng kết xuất ra file PDF hoặc Excel

Hình 3.3: Bảng giá mua/bán vốn mẫu

- Xem bảng giá mua/bán vốn của các chương trình khuyến mãi/ưu đãi: yêu cầu người dùng nhập các thơng tin cần thiết về chương trình: code sản phẩm, loại đồng tiền giao dịch, kỳ hạn danh nghĩa/kỳ hạn định giá lại, đối tượng khách hàng…

Vấn tin các tài khoản:

Chức năng này cho phép người dùng vấn tin các thông tin chung và thông tin FTP về các tài khoản tiền vay và tài khoản tiền vay thông qua việc nhập số tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 71)