Biểu lãi suất huy động vốn công bố vào tháng 3/2013 của Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 61)

Eximbank

Kỳ hạn Lãi suất huy động

(%/năm) KKH 1,20 1,2,3 tuần 2,00 Từ 1 - 11 tháng 8,00 12 và 13 tháng 10,50 Từ 15 tháng trở lên 10,00

Bảng 2.11: So sánh margin giữa lãi suất huy động – giá mua vốn của Hội sở ở 2 cơ chế

Kỳ hạn

Cơ chế Netting Cơ chế FTP

Lãi suất huy động (%/năm) Giá mua vốn của Hội sở (%/năm) Chênh lệch lãi suất Lãi suất huy động (%/năm) Giá mua vốn của Hội sở (%/năm) Chênh lệch lãi suất (1) (2) (2) – (1) (3) (4) (4) – (3) KKH 1,20 9,60 8,40 1,20 4,00 2,80 1,2,3 tuần 2,00 9,60 7,60 2,00 4,50 2,50 1,2,3 tháng 8,00 9,60 1,60 8,00 8,89 0,89 Từ 4 đến 11 tháng 8,00 9,60 1,60 8,00 8,89 0,89 12 và 13 tháng 10,50 9,60 -0,90 10,50 10,10 0,50 Từ 15 tháng trở lên 10,00 9,60 -0,40 10,00 10,10 0,10

Bảng 2.12: Cơ cấu huy động vốn của các chi nhánh Huế Huế Bình Dương Bình Phú Hai Bà Trưng Hà Nội Dưới 1 tháng 7,94% 11,21% 6,08% 9,22% 8,32% 1 tháng 63,03% 49,96% 39,93% 14,08% 53,30% 2 tháng 0,92% 1,22% 2,44% 13,72% 5,30% 3 tháng 10,80% 14,01% 7,80% 12,77% 7,38% 4 tháng 0,00% 0,12% 0,05% 4,79% 0,00% 5 tháng 0,04% 0,00% 0,00% 0,14% 0,38% 6 tháng 1,23% 0,30% 0,26% 1,38% 1,07% 7 tháng 0,01% 0,00% 0,00% 0,00% 0,01% 8 tháng 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 9 tháng 0,00% 0,00% 0,04% 0,00% 0,00% 10 tháng 0,00% 0,00% 0,00% 0,08% 0,00% 11 tháng 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Từ 12 tháng trở lên 16,03% 23,17% 43,39% 43,81% 24,24%

Bảng 2.13: Lợi nhuận từ huy động và bán vốn cho Hội sở

Đơn vị tính: triệu đồng Chi nhánh Tổng trả lãi huy động Cơ chế Netting FTP Chênh lệch Tổng thu lãi bán vốn Lợi nhuận Tổng thu lãi bán vốn Lợi nhuận (1) (2) (3) = (2) - (1) (4) (5) = (4) - (1) (5) - (3) Bình Dương 6.106 7.216 1.109 6.993 886 -223 Huế 1.747 2.072 325 2.017 270 -55 Bình Phú 9.579 9.771 192 10.461 882 690 Hà Nội 16.059 18.250 2.192 18.466 2.407 215 Hai Bà Trưng 4.456 4.889 433 5.093 637 204

Nhận xét:

Xét chi nhánh Bình Dương:

Ta thấy lợi nhuận huy động giảm nhiều nhất trong 5 chi nhánh khi thay đổi từ cơ chế Netting sang FTP, điều này là do tỷ trọng huy động kỳ hạn dưới 1 tháng của chi nhánh cao nhất (11,21%) và kỳ hạn 1 tháng cũng khá cao (49,96%). Khi bán vốn theo cơ chế Netting áp 1 mức giá chung cho tất cả các kỳ hạn, với tỷ trọng huy động kỳ hạn dưới 1 tháng cao, chi nhánh sẽ có thu nhập cao hơn do chênh lệch lãi suất huy động và bán vốn các kỳ hạn dưới 1 tháng cao (8,4%), trong khi đối với cơ chế FTP, mức chênh lệch lãi suất này chỉ còn 2,8% do theo cơ chế FTP, giá Hội sở mua vốn được chia theo từng kỳ hạn, nên sẽ không xảy ra trường hợp chênh lệch lãi suất quá cao như Netting.

Xét chi nhánh Bình Phú:

Ngược lại với chi nhánh Bình Dương, lợi nhuận huy động của chi nhánh Bình Phú tăng cao nhất trong 5 chi nhánh khi thay đổi từ cơ chế Netting sang FTP, điều này là do tỷ trọng huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của chi nhánh khá cao (43,39%) và kỳ hạn dưới 1 tháng là thấp nhất (6,08%). Khi bán vốn theo cơ chế Netting, mức giá bán vốn chung thấp hơn mức lãi suất huy động các kỳ hạn dài hạn, chênh lệch giữa lãi suất bán vốn và huy động là -0,90%, trong khi đối với co chế FTP, mức chênh lệch lãi suất này là 0,5%, do đó, thay vì lỗ khi bán vốn các kỳ hạn dài cho Hội sở theo Netting, chi nhánh lại được lời khi áp dụng theo cơ chế FTP.

2.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

2.3.1 Kết quả đạt được

Sau thời gian chính thức triển khai cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP trên toàn hệ thống Eximbank, cho đến nay, thông qua việc giải quyết các vấn đề phát sinh, cơ chế đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện theo hướng sát với thực tế, cơ bản đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra:

2.3.1.1 Thống nhất chiến lược kinh doanh theo định hướng của Hội sở trên toàn hệ thống toàn hệ thống

Với việc áp dụng cơ chế FTP, mỗi sản phẩm huy động và cho vay đều có mã code và được phân bổ margin riêng biệt, nhờ đó, Hội sở chủ động trong việc định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với tình hình thị trường trong từng thời kỳ, điều chưa thể thực hiện được khi áp dụng một mức giá mua bán vốn trong cơ chế Netting.

Cơ cấu lại kỳ hạn vốn huy động

Hình 2.3: Sự thay đổi trong margin huy động từ 01/01/2012 đến 31/03/2013

Chỉ tính riêng trong năm 2012, giá mua/bán vốn nội bộ FTP đã được Hội sở điều chỉnh 30 lần theo sự biến động lãi suất của thị trường và định hướng kinh doanh của ngân hàng. Giả sử khơng xét đến ảnh hưởng của chi phí đầu vào/đầu ra bình qn toàn hệ thống đến việc xác lập margin huy động, nhìn vào hình…, ta thấy được hai vấn đề chính:

 mức margin của sản phẩm huy động không kỳ hạn giảm nhanh nhất từ đầu năm 2012 đến hết quý 1 năm 2013 (giảm 7,4%/năm) so với margin huy động ở các kỳ hạn khác (trung bình giảm từ 0,7 – 0,9%/năm) nhằm cơ cấu lại kỳ hạn huy động theo hướng giảm tỷ trong tiền gửi không kỳ hạn, tăng

tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, nhằm tạo nguồn vốn ổn định, xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn lâu dài.

Hình 2.4: Cơ cấu kỳ hạn huy động tại Eximbank từ năm 2009 đến Quý 1/2013 1/2013

Từ năm 2009 đến 2011, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn chiếm khoảng 12% - 19% so với tổng nguồn vốn huy động do mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và giá bán vốn trong cơ chế Netting khá cao. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, với định hướng tăng trưởng nguồn vốn ổn định, mỗi kỳ hạn huy động đều có margin cụ thể và theo hướng ưu tiên nguồn vốn có kỳ hạn của Hội sở, các chi nhánh bắt đầu đẩy mạnh huy động đa dạng các kỳ hạn, tạo mức thu nhập bán vốn cao nhất. Năm 2012, 2% vốn huy động không kỳ hạn đã được chuyển sang có kỳ hạn.

 margin của sản phẩm huy động kỳ hạn 1 – 6 tháng được duy trì ổn định trong giai doạn nửa cuối năm 2012, trong khi margin huy động ở kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) giảm nhanh do tình hình lạm phát giảm nửa cuối năm 2012 cùng một số thông tin kinh tế bất lợi trong ngành ngân ngân, khách hàng có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn thay vì dài dạn. Việc duy trì ổn định margin huy động kỳ hạn từ 1 – 6 tháng vừa giúp chi nhánh tập trung huy động theo xu hướng của khách hàng vừa đảm bảo thu nhập của chi nhánh.

Cơ cấu lại đối tượng huy động

Hình 2.5: Cơ cấu khách hàng tiền gửi tại Eximbank từ năm 2009 đến 2012

Do có lợi thế về hoạt động thanh tốn quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, được SMBC hỗ trợ về nguồn vốn nhằm tăng khả năng tài trợ vốn cho các khách hàng của Eximbank nên tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tại Eximbank tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, bên cạnh lượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống, Eximbank bắt đầu tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân thông qua việc triển khai nhiều sản phẩm chương trình, khuyến mãi mới với mức margin mua vốn ưu đãi so với huy động kỳ hạn thơng thường tương ứng nhằm khuyến khích chi nhánh, ví dụ đối với sản phẩm huy động “Tiết kiệm đa lộc” , mức giá mua vốn của Hội sở ở kỳ hạn 3 tháng là 11,4%/năm%, cao hơn 0,4%/năm so với huy động thông thường cùng kỳ hạn. Năm 2012, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm 70,7% trong tổng nguồn vốn huy động với số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng hơn 23% so với năm 2011.

2.3.1.2 Tập trung kiểm soát rủi ro lãi suất tại Hội sở

Thực hiện theo cơ chế FTP, các chi nhánh bán toàn bộ vốn huy động về Hội sở và mua toàn bộ vốn cho vay từ Hội sở với cùng số lượng và kỳ hạn, toàn bộ rủi ro về lãi suất và kỳ hạn đều được tập trung về Hội sở. Ngoài việc hạn chế được sự

quản lý vốn chồng chéo, không chuyên nghiệp và phân tán nhân lực tại các chi nhánh, việc tập trung quản lý rủi ro kỳ hạn và lãi suất tại Hội sở còn bảo vệ chi nhánh khỏi sự biến động từ thị trường. Các chi nhánh được tạo điều kiện tập trung toàn lực cho việc tư vấn, chào bán sản phẩm và cải thiện chính sách chăm sóc khách hàng

Ví dụ: Trong năm 2012, lãi suất huy động VND biến động mạnh và nhanh trong vòng 4 tháng đầu năm, từ mức 14%/năm xuống cịn 8%/năm, nhưng các chi nhánh hầu như khơng bị ảnh hưởng bởi những đợt thay đổi lãi suất như những năm trước, khơng có chi nhánh nào bị lỗ vì biến động lãi suất.

2.3.1.3 Tập trung thanh khoản về Hội sở

Việc tập trung thanh khoản về Hội sở đã giúp Hội sở chủ động hơn trong việc cân đối và điều tiết vốn giữa các chi nhánh, tới từng chi nhánh có lượng khách hàng rút nhiều hay ít. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với Hội sở. Khi có nhu cầu thanh tốn, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng với số dư vốn của chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn thanh toán.

2.3.1.4 Tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý kinh doanh, đánh giá chất lượng hoạt động, xác định hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị (chi nhánh, phòng hoạt động, xác định hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch), từng khối, từng sản phẩm, từng khách hàng

 Mỗi chi nhánh, phịng giao dịch có thể xác định ngay lập tức thu nhập và chi phí khi huy động hay cho vay một món tiền nào đó, cũng như quản lý được kết quả kinh doanh hàng tháng của đơn vị.

 Mỗi khối KHCN, KHDN đã có thể tính tốn được hiệu quả kinh doanh của khối mình, của từng sản phẩm huy động, cho vay khi triển khai ra thị trường.

 Chi nhánh có thể sử dụng giá FTP để tính hiệu quả đem lại cho Eximbank của từng khách hàng, trên cơ sở đó phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp.

2.3.1.5 Vừa quản lý hiệu quả vốn toàn hệ thống, vừa đảm bảo chi nhánh ln có lãi

Với việc tập trung vốn về Hội sở với giá mua và bán vốn được duy trì với mục tiêu hỗ trợ, đảm bảo chi nhánh không bị lỗ đã giúp chi nhánh mạnh dạn thực hiện các chương trình, sản phảm huy động hay cho vay với lãi suất cạnh tranh (điều mà trước đây chi nhánh ngại bị lỗ khơng thực hiện).

Hình 2.6: So sánh chỉ tiêu tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay qua các thời kỳ

Hình 2.7: Tổng huy động và cho vay tại chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến Quý 1/2013

Ngoại trừ quý 3 năm 2012, số dư tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay giảm do ảnh hưởng của các thông tin bất lợi trong ngành ngân hàng, các quý còn lại trong năm 2012 chứng kiến sự tăng trưởng đều của tiền gửi và cho vay khách hàng. Dòng vốn được tập trung về Hội sở và luân chuyển đến các chi nhánh một cách cân đối. Cùng với sự hỗ trợ trong chủ trương của Hội sở, các chi nhánh bắt đầu phát huy các thế mạnh về địa bàn, vùng miền…để phát triển thế mạnh về huy động hay cho vay của mình thay vì lo sợ khi cho vay hay huy động quá nhiều do phải tự cân đối nguồn vốn, tính tốn thu nhập trong cơ chế Netting. Trong tháng 12 năm 2012, mức giá mua vốn bình quân từ chi nhánh của Hội sở là trên 10%/năm, nhưng Hội sở vẫn thực hiện bán vốn cho chi nhánh theo các chương trình ưu đãi với mức giá bình quân từ 6 – 8%/năm để chi nhánh cho vay với lãi suất đầu ra từ 7 – 9%/năm, chi nhánh được hưởng mức margin từ 1% đến 1,5%/năm, vừa giúp cho chi nhánh không bị lỗ khi thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, vừa giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống. Điển hình tại chi nhánh Hà Nội, trong năm 2012, tăng trưởng dư nợ ln được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với năm 2011.

2.3.2 Một số hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh các kết quả khả quan đạt được, quá trình triển khai cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục đến từ chủ trương, chính sách; hệ thống cơng nghệ thơng tin và cơ chế quản lý, giám sát của Eximbank:

2.3.2.1 Cơ chế quản lý vốn tại Hội sở thiếu sự độc lập, khách quan và tập trung

 Theo mơ hình tổ chức hiện nay, phịng Kinh doanh vốn vừa thực hiện chức năng mua – bán vốn với chi nhánh, vừa thực hiện việc định giá mua bán vốn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch do bản thân phòng Kinh doanh vốn cũng cần phải thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Các chi nhánh thay vì tập trung vào việc chào bán sản phẩm đến khách hàng lại mất thời gian vào việc theo dõi, kiểm tra do chưa có đơn vị độc lập trong việc kiểm định tính chính xác và hợp lý của các định

 Sự tham gia quyết định giá của Khối Khách hàng Cá nhân và Khách hàng Doanh nghiệp đối với một số sản phẩm đặc thù thể hiện sự rải rác, thiếu tập trung tại Hội sở.

2.3.2.2 Phạm vi áp dụng của cơ chế

Cơ chế FTP hiện nay chỉ mới thực hiện mua bán vốn giữa Hội sở và chi nhánh đối với một số hạng mục quan trọng trong Bảng cân đối kế toán. Các hạng mục khác vẫn chưa được xây dựng bảng giá mua bán vốn riêng biệt như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn, kinh doanh vàng, đầu tư tài chính, vốn chủ sở hữu, tài sản cố định…Do đó đạt được hiệu quả trong việc tách bạch và tính tốn hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị trong Hội sở như mục tiêu đề ra.

Tổng nguồn vốn Tổng sử dụng vốn

1. Huy động vốn X 1. Tiền mặt X 2. Nhận gởi vốn vay trên thị

trường liên ngân hàng

2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

3. Vốn chủ sở hữu 3. Đầu tư chứng khoán 4. Vốn khác 4. Tiền gửi tại Tổ chức tín

dụng

4.1 Kiều hồi, chuyển tiền phải trả 5. Dư nợ cho vay X

4.2 Lãi cộng dồn dự trả 6. Sử dụng vốn khác

4.3 Vồn tài trợ, ủy thác đầu tư 6.1 Tài sản cố định, vật liệu 4.4 Điều chuyển vốn hệ thống 6.2 Hùn vốn liên doanh 4.5 Phải trả khách hàng 6.3 Vốn kinh doanh ngoại tệ 4.6 Phải trả nội bộ 6.4 Điều chuyển vốn hệ thống 4.7 Nguồn vốn kinh doanh ngoại tệ 6.5 Lãi cộng dồn dự thu 4.8 Tài sản nợ khác X 6.6 Các khoản phải thu

2.3.2.3 Chủ trương của Eximbank

Chủ trương hiện nay của Eximbank là chi nhánh ln có lời khi huy động và cho vay (Lãi suất huy động < Lãi suất FTP mua< Lãi suất FTP bán< Lãi suất cho vay, với (Lãi suất FTP bán – Lãi suất FTP mua) tương đương phần trả cho Bảo hiểm tiền gửi và Dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước, phân bổ chi phí và thu nhập theo hướng hỗ trợ cho chi nhánh. Chính vì vậy, dẫn đến một số điểm hạn chế:

 Hội sở chịu tồn bộ rủi ro lãi suất nhưng lại khơng duy trì chi phí cho rủi ro lãi suất, khi tính giá cho FTP cho chi nhánh, Hội sở khơng tính đến chi phí Mi (margin rủi ro lãi suất).

 Do ln có lời khi huy động và cho vay, nên chi nhánh sẽ khơng tích cực trong việc tìm các nguồn vốn rẻ hay thương lượng lãi suất phù hợp khi cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 61)