Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40)

2.2 Tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP

2.2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế

Đối với vốn huy động: đơn vị kinh doanh bán toàn bộ về Hội sở theo giá mua

chuyển vốn với cùng số lượng và kỳ hạn huy động.

Đối với vốn tín dụng: đơn vị kinh doanh mua tồn bộ các khoản giải ngân tín

dụng từ Hội sở theo giá bán chuyển vốn với cùng số lượng và kỳ hạn cho vay (kỳ định giá lại).

Đối với các món vay, gửi tất toán trước hạn: Hội sở áp dụng hình thức tất tốn trước hạn với các đơn vị kinh doanh tương tự như khi các đơn vị kinh doanh áp dụng với khách hàng nhưng mức margin ban đầu sẽ được điều chỉnh lại theo quy định về tất toán trước hạn trong từng thời kỳ.

Đối với các món cho vay trễ hạn, quá hạn: các đơn vị kinh doanh sẽ mua vốn lại từ Hội sở như một món vay mới và giá bán chuyển vốn sẽ là giá chuyển vốn áp dụng cho trường hợp trễ hạn được quy định trong từng thời kỳ.

Đối với các hạng mục còn lại của bảng cân đối kế tốn (ngồi huy động và cho vay): đơn vi kinh doanh sẽ bán toàn bộ các hạng mục bên tài sản nợ và mua toàn bộ các hạng mục bên tài sản có. Các hạng mục này tùy vào đặc điểm và tính ổn định sẽ được áp các mức giá chuyển vốn và kỳ định giá lại cụ thể.

Đồng tiền giao dịch:

 Tất cả các đồng tiền giao dịch phát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng là đồng tiền tính tốn bao gồm VND, ngoại tệ và vàng.

 Trong báo cáo thu nhập, chi phí, tất cả các loại ngoại tệ, vàng được quy đổi sang VND theo tỷ giá hạch toán tại ngày làm việc cuối kỳ xác định thu nhập, chi phí.

Phương thức thực hiện giao dịch:

 Đối với các giao dịch huy động và cho vay: vào cuối ngày, căn cứ vào danh sách các giao dịch đã được hạch toán tại các đơn vị kinh doanh, hệ thống Korebank sẽ thực hiện tự động các giao dịch đối ứng (số lượng, kỳ hạn định giá lại, phương thức thu trả lãi, giá chuyển vốn tương ứng) với Hội sở.

2.2.2.4 Các tình huống nghiệp vụ phát sinh và hướng xử lý theo Cơ quản lý vốn tập trung

Các sản phẩm huy động vốn thuần túy

Khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh theo các sản phẩm huy động vốn của

Eximbank.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh nhận toàn bộ nguồn vốn

này của khách hàng .

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: cuối ngày, hệ thống tự động thực hiện giao

dịch mua toàn bộ nguồn vốn này của Chi nhánh với giá mua vốn nội bộ công bố cho sản phẩm (giá mua chuyển vốn này bẳng lãi suất huy động theo biểu Eximbank công bố cho sản phẩm này cộng một mức margin).

Ví dụ minh họa: khi chi nhánh huy động của khách hàng với số lượng 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 tháng với lãi suất 6,8%/năm, chi nhánh sẽ bán vốn về cho Hội sở với cùng số lượng và kỳ hạn với giá Hội sở mua vốn nội bộ là 7,2%năm (margin 0,4 %/năm).

Khách hàng tất toán giao dịch tiền gửi đúng hạn

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: tại ngày đáo hạn, Chi nhánh trả gốc

và lãi cho khách hàng.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: tại ngày đáo hạn, Hội sở trả lãi cho Chi

nhánh theo giá mua vốn nội bộ nêu trên.

Ví dụ minh họa: tại ngày đáo hạn, chi nhánh trả gốc và lãi cho khách hàng

theo công thức: 1+1*6,8%*30/360(tỷ đồng), đồng thời, Hội sở cũng sẽ trả gốc và lãi cho chi nhánh: 1+1*7,2%*30/360(tỷ đồng)

Khách hàng tất toán trước hạn sổ tiết kiệm, tiền gửi cho kỳ hạn

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: tại ngày tất toán trước hạn, chi nhánh

áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho những ngày khách hàng thực gửi để trả lãi.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: tại ngày tất toán trước hạn, Hội sở trả cho

chi nhánh margin không kỳ hạn tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Ví dụ minh họa: khách hàng tất toán trước hạn sau 10 ngày gửi tiền, tại ngày

tất toán trước hạn, chi nhánh điều chỉnh lãi suất và trả lãi cho khách hàng với 10 ngày gửi vốn với lãi suất không kỳ hạn: 1,2%/năm: 1+1*1,2*10/360 (tỷ đồng). Đồng thời, Hội sở điều chỉnh lãi suất và trả lãi cho chi nhánh là 1,7%/năm cho 10 ngày bán vốn (margin áp dụng cho tiền gửi không kỳ hạn là 0,3%/năm): 1+1*1,5*10/360 (tỷ đồng)

Đến ngày đáo hạn, khách hàng tái tục cả gốc và lãi thành một món gửi

tiền mới cùng kỳ hạn hoặc khác kỳ hạn.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: tại ngày tái tục, xử lý như với món huy động mới.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: tại ngày tái tục, xử lý như với một món

mua vốn mới.

Ví dụ minh họa: tại ngày đáo hán, chi nhánh nhận tái tục hợp đồng của khách hàng với số lượng: 1+1*6,8%*30/360(tỷ đồng) (tái tục cả gốc và lãi) với kỳ hạn 1 tháng và lãi suất mới là 6,5%/năm. Đồng thời, chi nhánh bán vốn cho Hội sở với số lượng: 1+1*6,8%*30/360(tỷ đồng), kỳ hạn 1 tháng với giá Hội sở mua vốn mới là: 7,1%/năm (margin mới 0,6%/năm).

Chi nhánh huy động và thưởng thêm lãi suất cho khách hàng

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: thực hiện như một món huy động vốn bình thường nhưng trước khi chốt lãi suất huy động với khách hàng, chi nhánh phải thơng báo thơng tin về món huy động này về Hội sở.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: giá mua vốn của Hội sở bằng lãi suất chi

Ví dụ minh họa: Khách hàng đề nghị gửi 50 tỷ đồng, kỳ hạn 1 tháng với lãi

suất 8%/năm (lãi suất công bố là 6,8%/năm), chi nhánh thông tin về Hội sở, sau khi xem xét, Hội sở đồng ý cho chi nhánh nhận món vốn này và phân bổ margin cho chi nhánh là 0,5%/năm. Tại ngày giao dịch, chi nhánh nhận vốn của khách hàng 50 tỷ đồng với lãi suất 8%/năm, đồng thời chi nhánh bán vốn cho Hội sở với giá mua vốn là 8,5%/năm (8% + 0,5%).

Back value tiền gửi

Back value tiền gửi có kỳ hạn

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh chủ động mở sổ cho khách

hàng với value day là những ngày trước đó do những nguyên nhân chủ quan, khách quan hay những nguyên nhân khác như: khách hàng để quá hạn thẻ tiết kiệm và yêu cầu mở lại vào đúng ngày đáo hạn nhưng kỳ hạn khác, hoặc tham gia loại hình tiền gửi khác, hoặc tham gia chương trình khuyến mãi.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở không back value cho chi nhánh mà

căn cứ vào thực tế phát sinh nghiệp vụ để hạch toán. Giá mua vốn của Hội sở được tính từ ngày phát sinh giao dịch, khơng tính từ ngày back value.

Ví dụ minh họa: Ngày 1/3, khách hàng có 1 tỷ đồng trong tài khoản tiền gửi

có kỳ hạn. Đến ngày 5/3, khách hàng yêu cầu gửi 1 tỷ đồng kỳ hạn 1 tháng nhưng muốn back value ngày mở sổ là ngày 1/3. Chi nhánh đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng (từ ngày 1/3 đến ngày 1/4), số tiền 1 tỷ đồng, lãi suất 6,8%/năm. Hội sở trả lãi cho khoản mua vốn 1 tỷ đồng từ chi nhánh như sau: từ ngày 1/3 đến hết ngày 4/3 (5 ngày): giá mua vốn áp dụng cho món huy động khơng kỳ hạn, từ ngày 5/3 đến hết ngày 31/3(26 ngày): giá mua vốn áp dụng là 26 ngày là giá mua vốn của kỳ hạn 1 tháng vào thời điểm 5/3.

Back value tiền gửi không kỳ hạn.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh back value với khách hàng

rút tiền mặt/chuyển khoản vào ngày nghỉ, ngày lễ; các giao dịch hoàn tiền VNTopup hay sử dụng dịch vụ thấu chi.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở back value tiền gửi của chi nhánh

khi nghiệp vụ phát sinh. Đối với dịch vụ thấu chi, Hội sở cho chi nhánh vay vốn khi chi nhánh cho khách hàng thấu chi trên tài khoản và Hội sở thu lãi chi nhánh hàng ngày. Giá Hội sở bán vốn là giá bán vốn cho kỳ hạn qua đêm.

Các sản phẩm cho vay vốn thuần túy

Khách hàng vay vốn tại chi nhánh theo các sản phẩm tín dụng của

Eximbank.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh giải ngân tín dụng cho khách hàng và khách hàng thanh toán các nghĩa vụ nợ đúng hạn.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: cuối ngày, hệ thống tự động thực hiện giao

dịch bán toàn bộ nguồn vốn này cho chi nhánh với giá bán vốn nội bộ công bố cho sản phẩm (giá bán chuyển vốn này bằng lãi suất cho vay theo biểu Eximbank công bố cho sản phẩm này trừ một mức margin).

Ví dụ minh họa: chi nhánh cho khách hàng vay với số lượng 1 tỷ, kỳ hạn 1

tháng, lãi suất 12%/năm, chi nhánh sẽ mua vốn từ Hội sở với cùng số lượng và kỳ hạn với mức giá Hội sở bán vốn là 9%/năm (margin 3%/năm (12% - 9%)).

Khách hàng trả nợ vay đúng hạn

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: tại ngày đến hạn, Chi nhánh thu gốc

và lãi vay từ khách hàng.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: tại ngày đến hạn, Hội sở thu gốc và lãi từ

Chi nhánh theo giá bán vốn nội bộ nêu trên.

Ví dụ minh họa: tại ngày đến hạn, chi nhánh thu gốc và lãi từ khách hàng:

1+1*12%*30/360(tỷ đồng), đồng thời, hội sở thu gốc và lãi từ chi nhánh: 1+1*9%*30/360(tỷ đồng).

Khách hàng tất toán trước hạn món vay, trả gốc và lãi trước hạn theo hợp đồng.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh thu gốc và lãi của khách

hàng dựa trên lãi suất của kỳ tính lãi hiện hành, số ngày thực vay của kỳ tính lãi hiện hành (giữ nguyên lãi suất).

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở thu gốc và lãi của chi nhánh như

chi nhánh thực hiện với khách hàng: giá bán vốn là giá áp dụng cho chu kỳ điều chỉnh lãi suất của khế ước vào thời điểm tất toán trước hạn, với kỳ hạn là thời gian thực vay.

Khách hàng đề nghị chi nhánh cho gia hạn trả nợ món vay

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn cho vay

ban đầu cho khách hàng. Lãi suất do 2 bên thương lượng.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở bán vốn cho chi nhánh để chi nhánh

gia hạn nợ cho khách hàng tại ngày khách hàng gia hạn nợ. Giá Hội sở bán vốn là giá áp dụng cho chu kỳ thay đổi lãi suất của khế ước được công bố vào thời điểm gia hạn, với kỳ hạn là kỳ hạn gia hạn theo thương lượng giữa chi nhánh và khách hàng.

Phạt chậm trả gốc, lãi vay

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: sau 1 ngày kể từ ngày phải trả gốc,

lãi vay mà khách hàng không trả một trong hai khoản thì sẽ bị đưa vào nợ quá hạn và bị phạt chậm trả. Sau 10 ngày kể từ ngày phải trả gốc, lãi vay mà khách hàng khơng trả một trong hai khoản thì sẽ bị chuyển sang nhóm quá hạn

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở phạt chi nhánh chậm trả gốc, lãi:

+ Chậm trả gốc: chi nhánh sẽ mua vốn lại từ Hội sở phần nợ gốc quá hạn như một món vay mới và giá Hội sở bán vốn áp dụng cho trường hợp chậm trả được quy định trong từng thời kỳ.

+ Kỳ hạn phạt: chi nhánh sẽ vay Hội sở cho đến khi thu hồi được nợ. Hội sở sẽ thu lãi quá hạn của chi nhánh mỗi ngày.

Hủy bút toán cho vay: hủy trong ngày do khách hảng đổi ý không vay, hoặc

do thanh toán viên hạch toán sai và hủy bút toán cho vay trong trường hợp ngày hủy khách ngày cho vay

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chương trình khơng cho phép hủy

bút toán đã giải ngân với khách hàng. Đối với từng trường hợp cụ thể, chi nhánh trình để Hội sở xem xét hướng xử lý

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở khơng hủy bút tốn với chi nhánh

và xử lý như khoản vay chi nhánh tất toán trước hạn, Hội sở vẫn thu của chi nhánh lãi sử dụng vốn.

Các sản phẩm cho vay đặc thù: cho vay ngoài khung lãi suất theo biểu công bố của Eximbank:

+ Vay theo các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu. + Các món cho vay có điều kiện.

+ Cho vay có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Xử lý của Chi nhánh với Khách hàng: chi nhánh hạch toán giao dịch vào màn hình riêng cho giao dịch đặc thù này.

Xử lý của Hội sở với Chi nhánh: Hội sở sẽ bán vốn với mức giá bán vốn là

lãi suất thực chi nhánh áp dụng cho khách hàng trừ một mức margin được Hội sở quy định trong từng thời kỳ.

2.2.2.5 Bảng giá chuyển vốn FTP cho các sản phẩm huy động và cho vay

 Giá chuyển vốn cho code các sản phẩm huy động và cho vay

 Giá mua/bán vốn cho các khoản mục ngoài huy động/cho vay (VND)

(Tham khảo phụ lục 06)

2.2.2.6 Hệ thống báo cáo

Hiện nay, Eximbank đang xử dụng chương trình FTP được xây dựng trên hệ thống Korebank. Quy trình của hệ thống quản lý FTP trên Korebank:

 Hệ thống sẽ đọc từng bút toán huy động và cho vay cụ thể được hạch toán trên Korebank.

 Căn cứ trên loại sản phẩm, hệ thống sẽ chọn ra bảng giá FTP phù hợp.

 Hệ thống sẽ căn cứ trên đặc tính dịng tiền của từng bút toán và giao giá chuyển vốn.

 Cung cấp các dạng báo cáo theo yêu cầu.

 Báo cáo có thể xuất ra file excel để theo dõi.

 Đồng tiền giao dịch: tất cả các đồng tiền giao dịch phát sinh trong bảng cân đối kế toán đều được sử dụng là đồng tiền tính tốn bao gồm VND và các ngoại tệ khác. Trong các báo cáo thu nhập chi phí, tất cả các loại ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hạch toán tại ngày làm việc cuối kỳ. Ngoài một số mẫu báo cáo cơ bản được thiết kế sẵn trong chương trình quản lý FTP trên hệ thống Korebank có thể tùy chọn cách truy xuất dữ liệu (xuất Excel, in bản giấy…) theo yêu cầu của người sử dụng, vào đầu mỗi ngày, hệ thống Korebank sẽ tự động xuất các báo cáo dưới dạng file excel theo mẫu đã thiết kế sẵn theo yêu cầu của từng phòng ban, các file excel này được lưu trong ổ đĩa chung của hệ thống.

2.2.3 So sánh cơ chế FTP và cơ chế Netting

2.2.3.1 Lý thuyết

 Vai trò của chi nhánh

Cơ chế Netting: chi nhánh là một “ngân hàng nhỏ” và chủ động trong kinh

doanh nguồn vốn, đối tượng, lãi suất và kỳ hạn huy động và cho vay.

Cơ chế FTP: chi nhánh có thể được xem như là đại lý bán hàng của Hội

sở.Chi nhánh tập trung vào huy động và cho vay càng nhiều thì càng lời nhiều.

 Cân đối nguồn và sử dụng nguồn vốn

Cơ chế Netting: quản lý phân tán do mỗi chi nhánh được chủ động quyết

định trong việc cân đối vốn tại đơn vị.

 Các rủi ro chi nhánh phải đối mặt

Cơ chế Netting: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn.

Cơ chế FTP: rủi ro tín dụng.

 Nguyên tắc tính LSĐCV nội bộ

Cơ chế Netting:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40)