Ủy ban quản lý Tài sản có – Tài sản nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34 - 36)

Ngày 15/12/2005, Eximbank quyết định thành lập Ủy ban quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ, ban hành kèm theo là các quy định về chính sách quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ủy ban ALCO

Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong Ủy ban ALCO

Đối với chủ tịch Ủy ban ALCO:

Chủ tịch Uỷ ban ALCO do Tổng Giám đốc Eximbank đảm nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Ủy ban ALCO, có quyền hạn phân công, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên trong Ủy ban ALCO.

Các quyết định do chủ tịch đưa ra được xem là các quyết định cuối cùng của Ủy ban ALCO, cho dù giữa các thành viên chưa thống nhất về quan điểm và ý kiến. Chủ tịch chịu trách nhiệm ký tất cả các quyết định của Ủy ban ALCO sau từng cuộc họp để các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Đối với các thành viên khác của Ủy ban ALCO:

Các thành viên trong Ủy ban ALCO có trách nhiệm tham mưu, xây dựng và báo cáo các chương trình làm việc của Ủy ban ALCO.

2.1.2 Thường trực Ủy ban ALCO

Thường trực Ủy ban ALCO do Chủ tịch Ủy ban chỉ định, chịu trách nhiệm xây dựng, chuẩn bị tài liệu, chương trình làm việc, tập hợp các báo cáo cho các cuộc họp của Ủy ban và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban. Chịu trách nhiệm ghi và lưu trữ các biên bản, tài liệu, triển khai thực hiện các ý kiến của Ủy ban theo chỉ đạo của Chủ tịch.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ALCO

Chức năng:

Ủy ban ALCO có chức năng quản lý các danh mục Tài sản Có – Tài sản Nợ nhằm đạt lợi nhuận cao cho cổ động và hạn chế rủi ro bằng hệ thống chính sách văn bản về vốn, đầu tư, tín dụng. Bên cạnh đó Ủy ban ALCO xây dựng các chỉ tiêu liên quan đến việc quản lý Tài sản Có - Tài sản Nợ và các chỉ tiêu phục vụ cho hoạt động quản trị kinh doanh của Eximbank phù hợp với chiến lược kinh doanh của Eximbank trong từng kỳ đồng thời giám sát và quản lý các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia, rủi ro thuế…

Nhiệm vụ:

Ủy ban ALCO có nhiệm vụ phân tích tình hình kinh tế vĩ mơ và dự báo về tỷ giá, lãi suất, tình hình thị trường, những cảnh báo của ngành hoặc khu vực, phân tích thị trường, các đối tác, đối thủ cạnh tranh, xác định nhu cầu huy động vốn và sử dụng vốn, dự báo luồng tiền trong tương lai. Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích đánh giá các rủi ro chính như các loại rủi ro thanh khoản,

rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro góp vốn đầu tư, rủi ro tín dụng (sử dụng các kỹ thuật phân tích như GAP, Duration, Mơ phỏng) song song với việc giám sát sự tuân thủ của Eximbank đối với các quy định của pháp luật Việt nam, và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: dự trữ bắt buộc, trạng thái ngoại hối, khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các giới hạn cho vay và đầu tư. Ủy ban ALCO cịn chịu trách nhiệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập từ lãi rịng, thu nhập rịng phi lãi suất, phân tích theo khoản mục, sản phẩm, các ảnh hưởng của thuế đồng thời xây dựng các chỉ tiêu liên quan đến quản lý Tài sản Có - Tài sản Nợ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Eximbank theo từng thời kỳ thích hợp, quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản, tăng hiệu quả cho việc sử dụng vốn và các nhiệm vụ khác theo phân công của Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34 - 36)