Thống nhất chiến lược kinh doanh theo định hướng của Hội sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64 - 66)

2.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung tạ

2.3.1.1 Thống nhất chiến lược kinh doanh theo định hướng của Hội sở

toàn hệ thống

Với việc áp dụng cơ chế FTP, mỗi sản phẩm huy động và cho vay đều có mã code và được phân bổ margin riêng biệt, nhờ đó, Hội sở chủ động trong việc định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với tình hình thị trường trong từng thời kỳ, điều chưa thể thực hiện được khi áp dụng một mức giá mua bán vốn trong cơ chế Netting.

Cơ cấu lại kỳ hạn vốn huy động

Hình 2.3: Sự thay đổi trong margin huy động từ 01/01/2012 đến 31/03/2013

Chỉ tính riêng trong năm 2012, giá mua/bán vốn nội bộ FTP đã được Hội sở điều chỉnh 30 lần theo sự biến động lãi suất của thị trường và định hướng kinh doanh của ngân hàng. Giả sử khơng xét đến ảnh hưởng của chi phí đầu vào/đầu ra bình qn tồn hệ thống đến việc xác lập margin huy động, nhìn vào hình…, ta thấy được hai vấn đề chính:

 mức margin của sản phẩm huy động không kỳ hạn giảm nhanh nhất từ đầu năm 2012 đến hết quý 1 năm 2013 (giảm 7,4%/năm) so với margin huy động ở các kỳ hạn khác (trung bình giảm từ 0,7 – 0,9%/năm) nhằm cơ cấu lại kỳ hạn huy động theo hướng giảm tỷ trong tiền gửi không kỳ hạn, tăng

tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, nhằm tạo nguồn vốn ổn định, xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn lâu dài.

Hình 2.4: Cơ cấu kỳ hạn huy động tại Eximbank từ năm 2009 đến Quý 1/2013 1/2013

Từ năm 2009 đến 2011, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn chiếm khoảng 12% - 19% so với tổng nguồn vốn huy động do mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và giá bán vốn trong cơ chế Netting khá cao. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, với định hướng tăng trưởng nguồn vốn ổn định, mỗi kỳ hạn huy động đều có margin cụ thể và theo hướng ưu tiên nguồn vốn có kỳ hạn của Hội sở, các chi nhánh bắt đầu đẩy mạnh huy động đa dạng các kỳ hạn, tạo mức thu nhập bán vốn cao nhất. Năm 2012, 2% vốn huy động không kỳ hạn đã được chuyển sang có kỳ hạn.

 margin của sản phẩm huy động kỳ hạn 1 – 6 tháng được duy trì ổn định trong giai doạn nửa cuối năm 2012, trong khi margin huy động ở kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) giảm nhanh do tình hình lạm phát giảm nửa cuối năm 2012 cùng một số thông tin kinh tế bất lợi trong ngành ngân ngân, khách hàng có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn thay vì dài dạn. Việc duy trì ổn định margin huy động kỳ hạn từ 1 – 6 tháng vừa giúp chi nhánh tập trung huy động theo xu hướng của khách hàng vừa đảm bảo thu nhập của chi nhánh.

Cơ cấu lại đối tượng huy động

Hình 2.5: Cơ cấu khách hàng tiền gửi tại Eximbank từ năm 2009 đến 2012

Do có lợi thế về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, được SMBC hỗ trợ về nguồn vốn nhằm tăng khả năng tài trợ vốn cho các khách hàng của Eximbank nên tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tại Eximbank tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, bên cạnh lượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống, Eximbank bắt đầu tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân thông qua việc triển khai nhiều sản phẩm chương trình, khuyến mãi mới với mức margin mua vốn ưu đãi so với huy động kỳ hạn thông thường tương ứng nhằm khuyến khích chi nhánh, ví dụ đối với sản phẩm huy động “Tiết kiệm đa lộc” , mức giá mua vốn của Hội sở ở kỳ hạn 3 tháng là 11,4%/năm%, cao hơn 0,4%/năm so với huy động thông thường cùng kỳ hạn. Năm 2012, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm 70,7% trong tổng nguồn vốn huy động với số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng hơn 23% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64 - 66)