Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiêm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 47)

1.3.1.5 .Sự cảm thông

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG

2.2.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiêm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 và 9 tháng đầu năm 2013

Như chúng ta đều biết, bất kỳ một NHTM nào đều hoạt động với hai chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Và ngân hàng muốn tồn tại thì cả hai hoạt động này phải phát triển được.

Đã từ lâu, hoạt động huy động vốn của ngân hàng luôn được xem như là đầu vào, là “nguồn sống” làm tiền đề cho các hoạt động khác. Và BIDV cũng vậy.

Trong phạm vi của đề tài này, chúng ta cũng chỉ tìm hiểu và nhìn lại về hoạt động huy động vốn của BIDV trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, để từ đó có cơ sở đưa ra những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần đưa công tác huy động vốn nói chung phát triển và cơng tác nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng nói riêng ngày càng được cải thiện.

Đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 - 2012

Căn cứ vào biểu đồ 2.2, ta có thể thấy được hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của BIDV năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 331.116 tỷ, tăng 35% ~ 86.278 tỷ so với năm 2011, cao hơn so với tăng trưởng bình qn của tồn hệ thống. Mức tăng trưởng huy động vốn năm 2012 là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Trong đó:

- Tiền gửi khách hàng đạt 303.060 tỷ, tăng 26% so với 2011. - Phát hàng giấy tờ có giá 28.056 tỷ, tăng 548% so với 2011.

Tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn nhất, 36%, góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn (tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 58%/tổng tiền gửi khách hàng).

Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2012 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể như:

- Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng. .0 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0 350000.0 400000.0 2010 2011 2012 9T/2013 HĐV

- Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh.

- Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng.

Có thể thấy, khơng riêng gì cơng tác huy động vốn mà các mặt hoạt động khác của BIDV cũng đều được thực hiện tốt và kết quả mang lại cũng rất là khả quan.

Năm 2012, BIDV vừa phải giải quyết những hệ lụy mà cuộc đại khủng hoảng đã gây ra và để lại vừa phải tiếp tục duy trì tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2012 thật hiệu quả và ngay cả trong 9 tháng đầu của năm 2013 thì BIDV vẫn giữ vững được xu thế tăng trưởng này. Thế nhưng, tất cả BIDV đã hoàn thành rất xuất sắc, bằng chứng là thương hiệu BIDV vẫn tiếp tục được tín nhiệm và vinh danh với nhiều giải thưởng công nhận trong nước và quốc tế. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho BIDV, điều này càng khẳng định việc phấn đấu trở thành một tập đồn tài chính ngân hàng vững mạnh của BIDV sẽ ở một tương lai khơng cịn xa nữa.

Với toàn cảnh bức tranh thực trạng vừa được nhận xét như trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động huy động vốn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay là thật sự rất quan trọng. Nó khơng chỉ tạo nguồn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cịn là yếu tố duy trì sự tồn tại của bất kỳ một ngân hàng nào, nếu như đã có ý định bước chân vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính đầy cạnh tranh này.

Do đó, để có thể đẩy mạnh được công tác huy động vốn, tác giả thiết nghĩ các nhà quản trị ngân hàng nên đi sâu vào tập trung tìm hiểu và nghiên cứu những nhân tố tác động đến hoạt động này để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa công tác “đầu vào” này, góp phần đưa hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng tiến xa hơn, vững mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn của ngân hàng nói chung cũng như việc gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nói riêng,

khách quan có, chủ quan cũng có. Chẳng hạn như điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, vị thế địa lý, điều kiện cơ cấu dân cư, các chính sách của Nhà nước.. hay như các nhân tố nội tại khác, ví dụ như uy tín của ngân hàng, chiến lược kinh doanh, các chính sách về giá cả và chất lượng…Bên cạnh đó cũng cịn rất nhiều những nhân tố khác tác động, bởi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với từng hoạt động của ngân hàng cũng sẽ ngày một nhiều và khắt khe hơn so với trước đây. Và trong số những nhân tố đó, sự hài lịng của khách hàng là một nhân tố mà tác giả cho rằng cũng khá là quan trọng, và việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch cụ của ngân hàng cũng trở thành vấn đề rất cần thiết. Chính vì thế mà tác giả đã quyết định lựa chọn nhân tố này để đi sâu hơn vào phân tích. Nội dung tiếp sau đây của đề tài sẽ là những phân tích định lượng về mức độ hài lịng của khách hàng, qua đó cũng sẽ nêu lên được những thành phần cấu thành nên sự hài lòng ấy cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lịng này, góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng được nâng cao.

2.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 47)