5. Kết cấu luận văn
1.3 Năng lực cạnh tranh
1.3.1 Khái niệm cạnh tranh:
Lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh” của Michael Porter cho rằng các doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế phải có lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh thể hiện sức mạnh nội tại của quốc gia, của doanh nghiệp; còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, lao động, môi trường tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất cũng như thương mại. Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ, cái này phát huy được là nhờ cái kia, và ngược lại.
Porter đề cập đến việc doanh nghiệp phải có khả năng duy trì liên tục lợi thế cạnh tranh của mình, nghĩa là duy trì lợi nhuận tăng trưởng bền vững trước mọi biến động của thị trường. Quan điểm năng lực cạnh tranh phải gắn liền với khái niệm phát triển bền vững và sử dụng tối ưu các nguồn lực xã hội.
P.Samuelson thì cho rằng “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”.
Từ cơ sở các lý thuyết trên có thể cho chúng ta thấy cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của tổ chức. Cạnh tranh chính là sự ganh đua giữa các cá nhân, tập thể, tổ
chức có chức năng như nhau thơng qua các nỗ lực, hành động và biện pháp thích hợp để giành phần thắng, để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
1.3.2 Các hình thức cạnh tranh
1.3.2.1 Căn cứ chủ thể tham gia:
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Xảy ra trong khi cung của một
hàng hóa, dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu thị trường.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Cạnh tranh loại này mang tính sống
cịn đối với người bán, đối với các doanh nghiệp. Nó diễn ra khốc liệt và đôi khi bất chấp hậu quả.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Cạnh tranh diễn ra theo qui luật “mua
rẻ, bán đắt” để từ đó giá cả của hàng hóa, dịch vụ được hình thành. 1.3.2.2 Căn cứ tính chất cạnh tranh trên thị trường:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo được đưa ra trong điều kiện tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau, mọi người tham gia thị trường đều có sự hiểu biết đầy đủ liên quan đến mua bán, trao đổi, khơng có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, vì những giả thiết nêu trên hiếm khi cùng xảy ra trong thực tế, nên cạnh tranh hồn hảo chỉ là một mơ hình lý tưởng.
- Cạnh tranh khơng hồn hảo: là dạng cạnh tranh xảy ra khi các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh hồn hảo khơng được thỏa mãn. Loại hình cạnh tranh này có thể xảy ra khi người bán hay người mua thiếu thơng tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi. Cạnh tranh khơng hồn hảo gồm các loại hình như: Độc quyền bán, độc quyền nhóm bán, độc quyền mua, độc quyền nhóm mua và cạnh tranh độc quyền.
1.3.2.3 Căn cứ phạm vi của ngành kinh tế:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Các doanh nghiệp trong cùng một ngành kinh tế, cùng sản xuất, tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ như nhau. Để có lợi nhuận, họ sẽ phải
tìm mọi cách giành giật, chiếm lĩnh thị trường của đối thủ, thậm chí là thơn tính lẫn nhau.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều
ngành khác nhau trong nền kinh tế nhằm đến mục đích cao nhất là lợi nhuận. Sẽ có sự dịch chuyển giữa các ngành với nhau hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho mọi ngành.
1.3.3 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Định nghĩa :
Cạnh tranh cùa NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác, là khả năng ngân hàng đó tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất.
Cũng như hầu hết các loại hình doanh nghiệp khác, NHTM hoạt động vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là sự tranh đua, giành giật khách hàng về phía mình bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của khách hàng.
1.3.3.2 Những đặc thù trong cạnh tranh ngân hàng:
Cũng như mọi lãnh vực trong nền kinh tế , trong ngành ngân hàng cũng luôn tồn tại những sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, so với các tổ chức khác thì cạnh tranh trong lãnh vực ngân hàng có những đặc thù nhất định riêng như:
- Hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng, dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào cũng đều phải tuân theo pháp luật.
- Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống. Một ngân hàng đổ vỡ sẽ ảnh
hưởng đến các ngân hàng khác, có thể tác động đến cả các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội …Cạnh tranh ngân hàng diễn ra quyết liệt nhưng phải luôn hướng tới việc tránh xảy ra rủi ro mang tính hệ thống.
- Cạnh tranh trong ngành ngân hàng luôn chịu những tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngồi như mơi trường, tập quán dân tộc, thói quen dân cư …
- Cạnh tranh ngân hàng ln có sự kiểm sốt chặt chẽ và can thiệp của ngân hàng
trung ương quốc gia.
- Cạnh tranh của ngành ngân hàng chịu sự ảnh hưởng và tác động từ thị trường tài
chính quốc tế.
1.3.3.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập : bối cảnh hội nhập :
* Ảnh hưởng của q trình hội nhập:
Tồn cầu hóa kinh tế là sự thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Các NHTM đã không ngừng mở rộng qui mô hoạt động và vươn tầm ra thế giới. Các hình thức phổ biến như mở chi nhánh, sáp nhập, mua bán lại … đã tạo nên những ngân hàng đa quốc gia đúng nghĩa.
* Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của các NHTM thể hiện thông qua những yếu tố sau:
- Hệ thống Pháp luật, mơi trường văn hóa, chính trị, xã hội:
NHTM thực hiện các nghiệp vụ vay và cho vay, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế nên hoạt động của nó chịu chế tài của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật tín dụng, Luật cạnh tranh, Luật đất đai …
Chính sách tiền tệ của nền kinh tế có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Các chính sách về lãi suất, tín dụng, dự trữ bắt buộc… một khi thay đổi sẽ buộc các ngân hàng phải thích ứng thay đổi theo.
Do hệ thống ngân hàng là “xương sườn” của nền kinh tế nên nó chịu sự kiểm sốt và chi phối của chính phủ, của NHTW quốc gia dưới các hình thức gián tiếp hay trực tiếp tùy thuộc vào tình hình.
Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động kinh doanh của NHTM còn phải tuân theo các tiêu chuẩn của quốc tế, các chuẩn mực chung do các tổ chức thương mại, kinh tế tài chính đề ra, mà điển hình là các qui định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
- Tình hình kinh tế trong và ngồi nước:
Các yếu tố như GDP, chỉ số lạm phát, giảm phát, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái, xuất nhập khẩu… tác động đến khả năng tích lũy và tiêu dùng của người dân, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cấp tín dụng của các NHTM, ảnh hưởng đến thị phần của các ngân hàng.
Các luồng vốn chảy vào nền kinh tế quốc gia thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp và trực tiếp. Nền kinh tế thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến các luồng vốn này, tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân có quan hệ mua bán, thanh tốn với nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các NHTM.
* Nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế:
Hội nhập sẽ thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tăng trưởng cao nếu đi đúng hướng. Muốn vậy, hệ thống NHTM phải luôn đảm bảo vai trò huyết mạch cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Thông qua các tác động lên hệ thống NHTM, Chính phủ và NHTW sẽ thực hiện điều tiết các chính sách vĩ mơ của mình. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và ngược lại.
* Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học cơng nghệ:
Tiến trình hội nhập giúp một quốc gia có nhiều điều kiện tiếp xúc với các tiến bộ khoa học hàng đầu của thế giới, qua đó học hỏi và nâng cao được trình độ kỹ thuật cơng nghệ của đất nước mình.
Thực tế cho thấy, những tiến bộ công nghệ đã giúp cho q trình xử lý cơng việc của các ngân hàng diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn nhiều. Khơng những
thế, các tiến bộ kĩ thuật còn giúp các NHTM giảm chi phí kinh doanh, nâng cao uy tín, thương hiệu cũng như khả năng cạnh tranh của mình.