Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91 - 94)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1 Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động của

sau năm 2010:

* Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ:

Xu hướng hội nhập cho thấy các NHTM Việt Nam đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính cung cấp ra thị trường. Dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ, từ những yêu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng cũng như tiến trình thay đổi cơng nghệ, quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc hơn nhiều trong những năm gần đây. Các dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành kinh doanh này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ khơng phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.

* Sự gia tăng cạnh tranh:

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đã, đang và sẽ ngày càng trở lên quyết liệt trong bối cảnh hội nhập khi các ngân hàng trong cũng như ngoài nước tăng cường mở rộng danh mục dịch vụ. Các NHTM địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các cơng ty kinh doanh chứng khốn.

* Phi quản lý hóa:

Xu thế hội nhập và những cam kết WTO đã nới lỏng bớt các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm sốt của Chính phủ. Chính điều này đã thúc đẩy cạnh tranh và quá trình mở rộng các hoạt động ngân hàng. Những quốc gia hàng đầu như Úc, Canada, Anh và Nhật Bản … gần đây đã tham gia vào trào lưu phi quản lý hóa, nới rộng giới hạn pháp lý cho ngân hàng, cho người kinh doanh chứng khoán và cho các công ty

dịch vụ tài chính khác. Qua đó thúc đẩy sự thuận tiện và tăng tốc các giao dịch ngân hàng, cũng đồng thời với chi phí và rủi ro tổn thất theo đó tăng lên.

* Sự gia tăng chi phí vốn:

Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt làm gia tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với các luật lệ được mở ra theo lộ trình hội nhập, các NHTM buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Ngân hàng sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn mới thơng qua một số hình thức như chứng khốn hóa tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn. Hoạt động này, đến một giai đoạn nào đó, cũng có thể tạo ra một khoản thu phí đáng kể cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống.

* Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất:

Các qui định của Chính phủ đối với ngành ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi. Một số lượng lớn đồng nội tệ và USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ sẽ được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo xu hướng của thị trường. Các ngân hàng đang phải giao dịch với những khách hàng ngày càng nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.

Ngân hàng là ngành sử dụng rất nhiều vốn và chi phí cố định; sử dụng khơng nhiều lao động và chi phí biến đổi. Nhiều chuyên gia tin rằng xu hướng mới của tương lai sẽ là các tòa nhà ngân hàng và những cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng cuối cùng rồi cũng đi vào quá khứ, để bị thay thế bởi các giao dịch điện tử. Sản xuất và cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn tự động. Những bước đi này sẽ làm giảm đáng kể chi phí nhân cơng của ngành ngân hàng và gây ra tình trạng mất việc làm khi máy móc thay thế người lao động. Tuy nhiên, những kinh nghiệm gần đây cho thấy rằng một ngành ngân hàng tự động 100% không phải chuyện một sớm một chiều. Một tỷ lệ lớn khách hàng vẫn ưa chuộng các dịch vụ của con người và những cơ hội để nhận được sự tư vấn cá nhân về các vấn đề tài chính.

* Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý:

Để cạnh tranh, địi hỏi phải có qui mơ lớn. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới rộng lớn, xa hơn. Tất yếu là các chi nhánh sẽ ngày càng được mở ra nhiều. Mơ hình cơng ty sở hữu ngân hàng mua lại các ngân hàng nhỏ khác và đưa chúng trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng đa trụ sở, vốn đã hình thành và phát triển lâu đời ở các nước phát triển, sẽ ngày càng phổ biến ở nước ta. Số lượng các ngân hàng sở hữu độc lập sẽ giảm và qui mơ trung bình của các cơng ty ngân hàng tăng đáng kể.

Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp mở rộng qui mô thị trường đỡ tốn kém hơn là xây dựng những cơ sở vật chất mới. Trong nhiều trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng.

* Q trình tồn cầu hóa ngân hàng:

Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã vượt khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mơ tồn cầu. Ngày nay, các ngân hàng

lớn của thế giới, các tập đoàn đa quốc gia đang cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa. Q trình phi quản lý hóa đã giúp tất cả các tổ chức này cạnh tranh hiệu quả hơn so với các ngân hàng Mỹ và nắm được thị phần ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu về dịch vụ ngân hàng. Mở cửa và hội nhập tất yếu sẽ khiến nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tham gia ngày càng mạnh mẽ vào q trình tồn cầu hóa.

* Rủi ro vỡ nợ gia tăng:

Hội nhập tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Việc đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng có vấn đề xuất hiện trong một nền kinh tế luôn biến động, đã dẫn tới rủi ro vỡ nợ, phá sản ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này sẽ khơng thể tránh khỏi hồn tồn ở nước ta. Xu hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực tài chính mở ra cơ hội cho các ngân hàng nhưng cũng đồng thời tạo ra một thị trường tài chính xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thơn tính, sáp nhập và chia tách ngân hàng dễ xảy ra hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)