Bài toán về vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 80)

5. Kết cấu luận văn

2.3 Những điểm yếu và khó khăn

2.3.5 Bài toán về vốn

Hiện nay, áp lực tăng vốn điều lệ đối với các NHTM cổ phần là không nhỏ. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn điều lệ áp dụng cho các NHTM đến cuối năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Điều này là không hề dễ dàng tí nào cho hệ thống NHTM Việt Nam vốn vẫn còn nhiều bất cập.

Tăng vốn là cần thiết nhưng phải tính tốn hết sức thận trọng bởi quy mơ vốn lớn lại có thể dẫn tới hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp, do vậy, kế hoạch tăng vốn phải gắn liền với chiến lược phát triển hợp lý.

Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Vốn điều lệ Vốn chủ Sở hữu Tổng tài sản VCB 12.101 16.710 243.785 Vietinbank 11.252 12.572 243.785 Agribank 10.800 _ 470.000 BIDV 10.499 13.977 292.198 EIB 8.800 13.950 66.029 ACB 7.814 10.106 167.881 STB 6.700 10.289 98.474 Techcombank 5.400 7.761 92.581 SeABank 5.068 5.481 30.597 SCB 3.635 4.584 54.492 MaritimeBank 3.000 10.288 63.882 OCB 2.000 2.331 12.686 NaviBank 1.000 1.166 18.690

Bảng 2.12: Qui mơ vốn của một số ngân hàng tính đến 31/12/2009 Nguồn : Báo cáo thường niên các ngân hàng

Tính đến thời điểm tháng 07/2010, trong số các ngân hàng thuộc diện phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thì có 10 ngân hàng đã hoàn thành phương án gửi lên NHNN. Đặc biệt, trong số các NHTM chưa trình phương án thì có thể có 5 ngân hàng

khơng thể thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng như quy định tại Nghị định 141.

Ngân hàng Tổng vốn huy động Vietinbank 220.591 VCB 169.457 BIDV 216.400 ACB 108.992 STB 86.335 Techcombank 65.000 MaritimeBank 59.283 SCB 48.902 SeABank 24.644 NaviBank 16.746 OCB 10.046

Bảng 2.13: Tống vốn huy động năm 2009 một số ngân hàng Việt Nam Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2009

Tốc độ tăng vốn huy động năm 2009 của toàn ngành thấp hơn tốc độ tăng dư nợ 11,71%. Ở nhiều ngân hàng, mức chênh này còn cao hơn nhiều. Ví dụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huy động vốn năm 2009 chỉ tăng 7,9% trong khi tốc độ tăng dư nợ là 29,2%.

2.3.6 Thực trạng nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nước ta tuy đã được cải thiện song vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực. Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR theo chuẩn quốc tế thì nhìn chung cả hệ thống đều đạt mức 8%. Tuy nhiên, khi đi sâu vào chi tiết thì có khá nhiều vấn đề rất đáng bàn. Xu hướng chung là

phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nước trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chưa dừng ở đây, cịn ở các nước phát triển thì đang khuyến nghị cao hơn.

Một thực tế cần được nhìn nhận hiện nay là vẫn xảy ra tình trạng “đảo nợ”. Về nguyên tắc, đây là việc làm bị cấm, nhưng trong thực tế, do sự bất cân xứng thông tin cộng với tâm lý sợ cái xấu ảnh hưởng đến thành tích chung, nên bằng cách này hay cách khác mà nhiều khoản nợ, trước khi được xếp vào loại nợ xấu, có thể đã được quay vài ba vòng; hoặc khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, về nguyên tắc ngân hàng không được tiếp tục cho vay, nhưng nếu khơng cho vay tiếp thì khơng thể thu hồi được nợ cũ, đã phóng lao đành phải theo lao. Kết quả là hầu hết những khoản nợ xấu có thể đều có điều này điều nọ, cộng với khả năng dễ bị hình sự hóa, nên các ngân hàng, nhất là những người liên quan đến các khoản như vậy có tâm lý khơng muốn giải quyết một cách triệt để mà chuyển chúng ngoại bảng để tiếp tục theo dõi để an tồn hơn, vì nó vừa giảm được nợ xấu trong bảng cân đối, vừa cảm thấy an tâm. Một nguyên nhân khác là nhiều khoản nợ có khả năng thu hồi cao, nhưng các ngân hàng vẫn muốn chuyển ra ngoại bảng trước khi cổ phần hóa để làm “của để dành” cho sau này.

Có thể thấy, để lành mạnh hố tình hình tài chính, thời gian qua các ngân hàng đã phải áp dụng mọi biện pháp để "làm sạch" bảng cân đối của mình. Trên giấy tờ, thực trạng nợ nần của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Nhưng nhìn vào các nguồn trả nợ, có thể thấy những khoản nợ thu hồi được là rất thấp.

Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Tổng dư nợ tính đến 31/12/2009 Tăng trưởng tổng dư nợ so với 2008 Tỷ lệ nợ xấu Hệ số an toàn vốn (CAR) BIDV 206.402 28% 2,82% 9,53% OCB 10.217 19% 2,64% 28,71% VCB 141.621 25,6% 2,47% 8,11%

Navibank 9.960 81,9% 2,45% _ SeABank 24.009 46% 1,88% _ SCB 31.302 34,47% 1,28% 11,54% STB 55.497 58,52% 0,69% 11,41% MaritimeBank 23.872 9% 0,62% _ ACB 62.021 80,59% 0,41% 9,3% Vietinbank 218.000 26% 0,6% 8.06% Techcombank 42.093 61% 2% _

Bảng 2.14: Thống kê một số chỉ tiêu liên quan tình hình nợ xấu ở một số ngân hàng năm 2009 Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2009

Theo tính tốn của NHNN, tỷ lệ nợ xấu trong tồn ngành ngân hàng ở thời điểm cuối năm 2009 ở mức 2,5% (tỷ lệ này năm 2008 là 2,1%), tỷ lệ nợ xấu đối với một số khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5%. Thống kê sơ bộ của NHNN cho thấy tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, lượng vốn huy động ngắn hạn được các ngân hàng sử dụng cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn. Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở Việt Nam trên 50% là quá cao, trong khi tỷ lệ tối đa theo quy định của NHNN là 40%. Điều này dẫn đến rủi ro thanh khoản rất lớn.

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với các ngân hàng nước ngoài. Xét riêng trên thị trường lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nước ngoài ở TPHCM chỉ chiếm 0,63% tổng dư nợ. Tuy nhiên với ngân hàng cổ phần trong nước thì tỷ lệ này là 1,39%, gấp hơn hai lần tỷ lệ của ngân hàng nước ngồi. Cịn so với ngân hàng quốc doanh, nơi nợ xấu chiếm 2,02% tổng dư nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của nước ngoài chỉ bằng một phần ba.

Như đã phân tích, việc tỷ lệ nợ xấu tăng là yếu tố quan trọng cho thấy “sức khỏe” của toàn khối ngân hàng đã yếu đi. Trong một phỏng vấn mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết: Báo cáo nợ xấu ngân hàng như vậy, nhưng đến khi chúng tôi kiểm tra

có ngân hàng lên tới 12%. Đó là theo chuẩn kế tốn Việt Nam, cịn chuẩn quốc tế phải hơn.

Theo thông tư số 13/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN), thì từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng được nâng từ 8% lên 9%. So với quyết định 457, Thơng tư này có chỉnh sửa bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ và hợp nhất.

2.3.7 Hạn chế về số lượng và chất lượng dịch vụ:

Tuy hiện nay Việt Nam ta cũng đã áp dụng một số dịch vụ hiện đại và được xã hội chấp nhận như: máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, mobile banking…., số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cùng với quá trình tự do hố kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Nhưng nhìn chung sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cịn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, tính tiện ích chưa cao, chưa hoàn toàn định hướng được hết theo nhu cầu khách hàng, chủ yếu là những dịch vụ lâu đời như nhận tiền gửi, cho vay và thanh tốn. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ khác như thanh tốn dịch vụ, mơi giới kinh doanh, tư vấn cịn phát triển hạn chế.

Theo số liệu của Economist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu cung cấp cho khách hàng trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam, theo thống kê cho thất hệ thống NHTM Việt Nam cung cấp cho khách hàng khoảng 100 sản phẩm.

Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trong hoạt động kinh doanh vốn, ngoại hối đã có nhiều ngân hàng áp dụng như quyền chọn vàng, ngoại tệ… nhưng chưa phát triển mạnh hoặc triển khai mang tính thăm dị và thử nghiệm là chính.

2.3.8 Trình độ nhân lực:

Bài tốn nhân sự là một vấn đề thật sự hóc búa cho hệ thống NHTM Việt Nam. Các ngân hàng nước ta vẫn đang thiếu nhân sự có năng lực, cả ở cấp quản lý, điều hành lẫn các cán bộ tác nghiệp trực tiếp (thiếu cán bộ cấp cao theo thông lệ quốc tế, thiếu chuyên gia trong các lãnh vực mới như kiểm toán, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro…). Hầu hết, các nhà quản trị NHTM nước ta chưa được đào tạo một cách bài bản mà được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh, do vậy tính chun nghiệp khơng cao, khả năng quản trị vận hành còn nhiều bất cập. Chỉ một số ít được đào tạo tại nước ngoài, được trang bị kiến thức về thị trường và phương pháp luận.

Mặt bằng lương của các NHTM nhà nước luôn tuân theo quy chế của Nhà nước nên mức lương không thực sự mang tính đãi ngộ cao, cịn cơ chế “cha – con”, nên nhiều nhân lực chủ chốt, có bề dày kinh nghiệm, có năng lực bị thu hút chuyển từ NHTM Nhà nước sang NHTM cổ phần. Nhân lực tại các NHTM cổ phần lại chuyển sang NHNNg vì môi trường làm việc tốt hơn, cơ chế lương, thưởng xứng đáng với năng lực, mức độ làm việc, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

2.3.9 Yếu kém về công nghệ:

Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch vụ giao dịch ngân hàng trực tuyến ở nước ta chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, thiếu đầu tư chiều sâu về công nghệ.

Số lượng máy ATM tính đến nay khoảng 8031 máy. Tuy nhiên hệ thống mạng liên kết, nhất là của các NHTM nhà nước vẫn có lúc bị trục trặc, gây ảnh hưởng, làm tắc nghẽn hoạt động giao dịch thường xuyên.

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về Công nghệ thông tin năm 2007- 2008, công nghệ thông tin Việt Nam tăng 9 bậc, từ hạng 82 lên 73/127. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm yếu như Quyền sở hữu trí tuệ (100), an ninh mạng (101), chất lượng đào tạo kém (109), sử dụng Internet trong kinh doanh (101).

Trình độ cán bộ lại khơng theo kịp trình độ phát triển cơng nghệ đã tạo nên một lực cản to lớn cho các ngân hàng trong tiến trình hiện đại hóa chính mình. Một số ngân hàng vẫn chưa có bộ phận chuyên trách chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Hầu hết đều không thể tự xây dựng hệ thống mạng, thông tin nội bộ riêng mà phải đặt hàng từ bên ngoài.

Hạ tầng cơng nghệ nói chung, cơng nghệ thơng tin nói riêng và viễn thơng quốc gia cịn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ, do đó đã khơng thể hỗ trợ cho q trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thơng tin truyền thơng cịn yếu. Hiện tại, hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh tốn trong nội bộ các NHTM cịn nhiều bất cập và chưa được hiện đại hoá đồng bộ, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng nhất nên không kết nối được theo mơ hình nhất thể hố mạng thanh tốn quốc gia.

2.4 NHỮNG CƠ HỘI MỞ RA: 2.4.1 Mở rộng thị trường:

Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) trong lĩnh vực dịch vụ theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATT). Các nước thành viên WTO phải mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cho các ngân hàng Việt Nam theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nhờ vậy, NHTM Việt Nam có điều kiện mở rộng

hoạt động tại nước ngồi. Sau đó, khi thế và lực đã đủ mạnh, các NHTM chúng ta sẽ có đủ điều kiện để phục vụ lượng lớn khách hàng cả ở trong và ngoài nước.

Tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường và thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam. Khi thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả các hoạt động của nền kinh tế tăng lên, cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn cũng lớn hơn. Nền kinh tế càng phát triển thì các doanh nghiệp càng làm ăn có hiệu quả, nhờ đó khả năng trả nợ của họ sẽ tăng lên, điều này tất yếu tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng.

Hội nhập kinh tế sẽ đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc tế. Xuất khẩu lao động sẽ càng được đẩy mạnh hơn sang các các nước châu Âu, châu Á… Nhờ đó, các NHTM trong nước sẽ có thêm lượng cung ngoại tệ đáng kể cho các hoạt động của mình.

Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh sẽ có xu hướng tăng lên. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác với các đối tác khi các ngân hàng trong nước tranh thủ về vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường, kinh nghiệm quản lý và đào tạo nhân lực. Từ đó, ngân hàng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)