Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu luận văn

2.2 Những điểm mạnh và thuận lợi

2.2.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm qua có thể nói là hết sức ấn tượng. Nước ta là một trong những nước tăng trưởng hàng đầu châu Á. Năm 2005, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tạo sức bật cho nền kinh tế. Tiếp tục phát huy đà tăng trưởng, GDP hai năm 2006-2007 tăng khá cao, lần lượt là 8,2% và 8,48%. Tuy nhiên, do tác động của lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu xuất phát từ Mỹ sau đó, GDP 2008 và 2009 chỉ còn đạt 6,18% và 5,2%. Dự kiến năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của tồn nền kinh tế có thể hồi phục, đạt 6,5%. Nếu so sánh với thời điểm năm 2000, kinh tế Việt Nam hiện đã đạt được những bước tiến rất xa khi GDP tăng gấp đôi so với 10 năm trước, đạt khoảng 106 tỷ USD trong năm nay.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

GDP 8,4% 8,2% 8,48% 6,18% 5,2%

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm gần đây Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Nếu so sánh với khu vực và thế giới thì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu châu Á, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010F Trung Quốc 11,3 12,7 14,2 9,6 9,1 9,6 Nhật Bản 1,9 2,0 2,4 -1,2 -5,2 2,8 Hồng Kông 7,1 7,0 6,4 2,2 -2,8 5,4 Mỹ 3,1 2,7 2,1 0,4 -2,4 3,0 Thái Lan 4,6 5,1 4,9 2,5 -2,2 5,5 Indonesia 5,7 5,5 6,3 6,0 4,5 6,0 Malaysia 5,3 5,8 6,5 4,7 -1,7 6,8 Philipinnes 5,0 5,3 7,1 3,7 1,1 5,0 Lào 6,8 8,7 7,8 7,2 6,5 7,0 Việt Nam 8,4 8,2 8,48 6,18 5,2 6,5

Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế một số nước

trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và hàng đầu thế giới (%) Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á ( ADB)

Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm đã cải thiện được mức sống người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722 USD năm 2006, 835 USD năm 2007, đến năm 2008 đã đạt bước tiến đáng kể lên đến 1024 USD và năm 2009 con số này là 1060 USD. Dự kiến thu nhập bình quân đầu người nước ta sẽ đạt khoảng 1200 USD năm nay.

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 704,2 100,0 115,3 Khu vực Nhà nước 245,0 34,8 140,5

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài 181,2 25,7 94,2

Bảng 2.4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 Nguồn: website Bộ tài chính www.mof.gov.vn

Đà phát triển của nền kinh tế đã tạo động lực để ngành tài chính - ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Năm 2009, cùng chủ trương kích cầu, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng đã tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng, nhất là về tín dụng. Chính sách tiền tệ 2009 đã ổn định hơn so với 2008 khi NHNN chỉ hai lần điều chỉnh lãi suất cơ bản (thể hiện qua phụ lục 02)

Tại buổi công bố báo cáo triển vọng kinh tế Châu Á, ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam nhận định Việt Nam phục hồi tốt trong môi trường khủng hoảng toàn cầu và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất tại châu Á.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)