5. Kết cấu luận văn
2.4.4 Động lực cho sự thay đổi
Ngân hàng 100% vốn nước ngồi có khả năng tài chính dồi dào và nhiều kinh nghiệm về quản trị ngân hàng, đo lường và quản lý rủi ro hiệu quả, chất lượng dịch vụ cao, nhất là dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán quốc tế... Kinh doanh và cạnh tranh trong cùng môi trường với họ sẽ khiến các NHTM nước ta hoạt động năng động hơn, học tập được kinh nghiệm tiên tiến của thế giới để theo kịp thời đại và nâng cao vị thế, khẳng định mình.
Cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ. Qua đó sẽ thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và cải thiện hiệu quả kinh doanh, mức độ chun mơn hóa ngày càng sâu rộng để hình thành nên các ngân hàng hoạt động kinh doanh chuyên biệt, tập trung vào những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn so với đối thủ. Khả năng cạnh tranh của NHTM Việt Nam cũng sẽ được nâng cao do việc liên kết, hợp tác với các định chế tài chính nước ngồi để tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ, phát triển sản phẩm mới.
Việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM sẽ diễn ra thông qua các hình thức sáp nhập, mua lại, và kết quả của quá trình này sẽ hình thành nhiều ngân hàng lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn nhờ khai thác được lợi thế quy mô. Khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam được dở bỏ, các ngân hàng nước ngồi có thể nắm giữ nhiều hơn cổ phần của các NHTM trong nước và trở thành những cổ đông chiến lược. Việc mua bán này đem lại lợi ích cho cả hai bên. Các ngân hàng nước ngồi có thể đưa ra các sản phẩm với những tiện ích mới thơng qua mạng lưới hiện tại của đối tác trong nước. Các ngân hàng trong nước lúc này có thể học hỏi các nguyên tắc và kinh nghiệm quản trị rủi ro chuyên nghiệp và có nhiều vốn hơn để hoạt động. Hơn nữa, đối với các ngân hàng trong nước, việc một số lượng cổ phần của mình được nắm giữ bởi một ngân hàng quốc tế thì uy tín của ngân hàng trong mắt của công chúng và cá nhà đầu tư sẽ tăng lên đáng kể.