5. Kết cấu luận văn
1.6 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập của thế giới
1.6.3 Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
* Nguyên nhân:
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã nổ ra vào tháng 07/2007 và lan rộng ra toàn cầu.
Có thể đưa ra những nguyên nhân chính sau cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ:
Các loại hình cho vay rủi ro và chính sách cho vay dễ dãi của các ngân hàng
Đạo luật Glass Steagall bị thay bởi đạo luật Glamm Leach Bliley: cho phép các
NHTM được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hoá và bán các khoản vay bất động sản.
Các ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính q cao: Ở các ngân hàng thương mại, địn bẩy tài chính thường bị khống chế ở mức 12 lần. Tuy nhiên, ở các ngân hàng đầu tư, tỷ lệ này cao hơn nhiều và thường ở mức trên 20 lần.
Cơn sốt đầu cơ: Những khoản lợi nhuận kếch sù kiếm được từ “bong bóng” thị
trường bất động sản đã khiến các nhà đầu tư và các công ty bất động sản đổ xô đầu cơ mà quên mất những rủi ro cao đang chực chờ
Sự sụp đổ của các cơng ty dot-com: nhiều nhà phân tích cho rằng sự sụp đổ của
các công ty kinh doanh và tin học vào năm 2000, khiến chỉ sổ Nasdaq giảm hơn 700 điểm, đã làm các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường này và dồn vốn vào thị trường bất động sản.
Mức lãi suất thấp kỉ lục: Nguyên chủ tịch FED, ông Alan Greenspan thừa nhận
tình trạng bong bóng bất động sản chủ yếu bắt nguồn từ sự sụt giảm lãi suất dài hạn. Chính do việc cắt giảm lãi suất đã làm cho lãi suất cho vay thế chấp 30 năm giảm từ mức 8% xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 5,5%.
* Hậu quả:
Năm 2007, tình hình thị trường ngày càng xấu hơn. Các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì khơng thu hồi được nợ. Hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản do không trả được nợ vay ngân hàng. Việc khủng hoảng tín dụng ở thị trường thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ còn lây lan và ảnh hưởng nặng nề đến thị trường chứng khoán do việc chứng khốn hóa các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn trước đây. Việc khơng có khả năng thu hồi các khoản cho vay thế chấp và giá trị tài sản đảm bảo giảm do giá nhà đất giảm đã làm cho các loại trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn, giảm giá không phanh. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ – 450 tỷ USD. Kể từ tháng 08/2007 đến nay, những cơng ty tài chính từng một thời hùng mạnh của Mỹ đã vỡ nợ hoặc bị mua lại; hàng loạt tập đồn lâm vào hồn cảnh cực kỳ khó khăn. Hàng loạt các ngân hàng lần lượt tuyên bố
phá sản hoặc phải tự rao bán mình. Khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trở thành thảm hoạ, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng lên. Tồn nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, khủng hoảng thật sự. Không chỉ dừng lại trong phạm vi nước Mỹ, cuộc khủng hoảng này tiếp tục lan sang các nước khác với tốc độ nhanh chóng và trở thành một hiện tượng tồn cầu. Theo ước tính của nhiều chun gia trong 22,000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12,000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4,000 tỷ USD là nợ xấu. Trên tồn thế giới tổng số nợ bất động sản khó địi và tổng số MBS bị “nhiễm độc” chưa thể tính hết được.
Biểu đồ 2.1 : Một số chỉ số phản ánh biến động thị trường thế giới từ tháng 05/2008 – 03/2009
Nguồn: website www.vneconomy.vn
Tính đến đầu tháng 8 vừa qua tổng số ngân hàng sụp đổ trong năm 2010 lên đến 108 ngân hàng. Như vậy hậu quả của vụ khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 100 năm qua vẫn tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ.
Chỉ tính riêng năm 2008, chính phủ Mỹ đã dành ra hơn 900 tỷ USD cho các khoản vay đặc biệt liên quan đến bong bóng nhà, và hơn phân nửa số tiền này được
chuyển đến các cơng ty có phần vốn nhà nước như Fannie Mae, Freddie Mac, và Federal Housing Administration. Tháng 10/2008, Quốc hội Mỹ đã thơng qua gói giải pháp trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính nước này.