5. Kết cấu luận văn
2.5 Những thách thức, nguy cơ phải đối mặt
2.5.1 Hệ thống pháp lý chưa hồn thiện:
Mơi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng vẫn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, vừa không đủ thơng thống vừa khơng đủ nghiêm minh, còn những bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến những hạn chế trong cạnh tranh ngân hàng và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ.
Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung cịn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính và cơ chế xin-cho. Hoạt động ngân hàng theo Luật hiện hành còn bị thu hút nhiều vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước hơn là việc phát huy vai trị của NHNN. Luật các tổ chức tín dụng hiện hành cịn một số hạn chế như: Luật còn khái quát, chưa cụ thể ở một số điểm liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng; có những phần chưa qui định hoặc phân cơng trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ hay Thống đốc NHNN…
Vừa qua, sau hàng loạt kiến nghị của các NHTM thì đến ngày 27/09/2010, NHNN đã ban hành thông tư 19 sửa đổi, bổ sung cho thơng tư 13. Nếu nhìn lại những kiến nghị dài 9 trang từ ý kiến của các thành viên thị trường, qua đầu mối Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tập hợp trước đó, có thể là những tâm lý chưa thỏa mãn. Một nội dung được nhiều ý kiến tập trung nhấn mạnh và phân tích đã khơng được đáp ứng. Đó là việc xét lại hệ số rủi ro (250%) đối với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khốn, nhưng khơng có một từ nào trong Thơng tư 19 đề cập đến. Hay kiến nghị đưa tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế vào vốn huy động để cho vay cũng chỉ được xét ở mức 25%. Rồi kiến nghị có thể giãn lộ trình thực hiện nâng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% cũng không được chấp thuận…
2.5.2 Cơ chế - Năng lực quản lý:
Hiện nay, nhiều NHTM còn chưa đánh giá hết và xác định được đầy đủ các rủi ro trên cơ sở quản lý khoa học chặt chẽ. Các mơ hình và cơng cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được ứng dụng rộng rãi (như quản lý tài sản nợ – tài sản có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL...). Một số ngân hàng thì lại chỉ mới bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.
Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có mơ hình tổ chức theo kiểu truyền thống là phân định các phịng, ban theo loại hình nghiệp vụ, trong khi ở các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động hướng tới khách hàng của họ lại được phân theo tiêu thức đối tượng
khách hàng, sản phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Khi ngân hàng phát triển với quy mơ ngày càng lớn, khối lượng và tính chất cơng việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mơ hình tổ chức hiện nay của các ngân hàng nước ta sẽ dần bộc lộ những bất hợp lý, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập.
Ở Việt Nam hiện nay hầu hết các nhà quản trị NHTM trong nước đều chưa được đào tạo nghề quản trị NHTM một cách bài bản mà chủ yếu được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh nên tính chuyên nghiệp trong quản trị một NHTM còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hiện nay cuả các NHTM Nhà nước chưa cho phép các nhà quản trị phát huy tính năng động chủ quan cuả mình. Thực chất các lãnh đạo ngân hàng quốc doanh vẫn là các công chức Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, được bổ nhiệm có thời hạn 5 năm một lần, cố gắng làm cho trịn trách nhiệm, khơng để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đây là một thách thức lớn hạn chế sức cạnh tranh cuả các NHTM nhà nước.
2.5.3 Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực, chưa thể hiện vị thế và lòng tin chắc chắn đối với khách hàng. Các NHNNg và liên doanh đang hoạt động tại VN có tiềm lực khá mạnh, được sự hỗ trợ về vốn và phương thức quản lý của các ngân hàng mẹ, nên có ưu thế hơn hẳn các NHTM nước ta về sức mạnh tài chính. Nguồn ngoại tệ cịn thấp so với NHTM các nước trong khu vực nên nghiệp vụ thanh tốn quốc tế cịn hạn chế, khó có thể cạnh tranh khi hội nhập. Năng lực tài chính yếu là trở ngại lớn đối với việc mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng, cũng như tạo ra bất lợi trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Vốn điều lệ đã tăng mạnh nhưng hầu hết các NHTM Việt Nam có vốn tự có thấp. Quy mơ tài chính và hoạt động nhỏ bé so với khu vực và thế giới làm hạn chế khả
năng của các ngân hàng nước ta trong huy động và cung ứng tín dụng cho tồn nền kinh tế. NHTM trong nước đang và sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối khi các TCTD nước ngồi bình đẳng như các TCTD trong nước từ sau 2010. Và khi đó, các NHTM Việt Nam thua kém các ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn.
Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM Việt Nam còn thấp hơn các ngân hàng phát triển trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM Việt Nam là khá thấp.
2.5.4 Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác:
Thách thức lớn nhất sau WTO là cạnh tranh ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn, mà năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam cịn yếu. Đối mặt với ưu thế sẵn có về vốn và công nghệ ngân hàng, kinh nghiệm quản lý của các NHNNg, các NHTM nước ta sẽ phải nỗ lực cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh là các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần cũng là những đối thủ nặng kí. Họ tập trung phục vụ đối tượng khách hàng là những công ty vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình.. Trên một số lĩnh vực dịch vụ, các NHTM cổ phần thậm chí đã đi trước và phát triển mạnh hơn so với các ngân hàng nhà nước (ví dụ như dịch vụ kiều hối của ngân hàng Đơng Á, thẻ tín dụng của ngân hàng ACB…). Do hoạt động đa phần theo các nguyên tắc thị trường, khơng bị bó buộc bởi qui chế như các ngân hàng trong hệ thống nhà nước, nên các ngân hàng cổ phần có thể nhanh chóng cải tiến hoạt động, áp dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhất là đối với các NHTM cổ phần có cổ đơng nước ngồi, q trình này cịn có thể diễn ra nhanh hơn.
Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tài chính trong hội nhập là tất yếu. So với các ngân hàng trong nước thì các NHNNg có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, thuận tiện với cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, quy mơ hoạt động tồn cầu cũng như nguồn tài chính dồi dào sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn. Cạnh tranh về cho vay vốn là lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của các NHTM cũng sẽ trở nên gay gắt. Một khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lý, đảm bảo cho họ có thể xử lý rủi ro, thì họ sẽ là một thách thức cực kì to lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam.