Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 106 - 111)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2 Những giải pháp đề xuất về phía các NHTM Việt Nam

3.2.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong thành công của bất cứ tổ chức kinh tế nào, dưới bất kì hình thức nào thì yếu tố con người ln đóng vai trị then chốt và quyết định. Các NHTM cần xây dựng và hồn thiện chính sách quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đội ngũ cán bộ cơng nhân viên chun mơn cũng như quản lý có trình độ cao đáp ứng yêu cầu mở cửa và hội nhập của nền kinh tế.

Để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, các ngân hàng phải có chiến lược chủ động đào tạo và tái đào tạo các nội dung về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ công nhân viên cũng như lực lượng cán bộ

cấp cao có thể tiếp cận được công nghệ mới. Đào tạo một đội ngũ lao động với tinh thần làm việc hết mình, cống hiến vì sự nghiệp chung của ngân hàng.

Quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên. Cơ chế tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ nhân viên phải được nâng lên cho tương xứng với những gì cán bộ đó đã đóng góp. Hạn chế chế độ lương “cào bằng”, phải có những chính sách thưởng riêng cho từng cán bộ để khuyến khích động viên họ hồn thành tốt nhiệm vụ và gắng bó lâu dài với ngân hàng.

Cần có chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao. Minh bạch hơn nữa vấn đề tuyển dụng, nhất là đối với các NHTM quốc doanh, cần đưa ra những tiêu chí phù hợp và sát với nhu cầu tuyển dụng hơn, làm sao đảm bảo cơng bằng và có hiệu quả.

Các NHTM cần phải làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng nhiều biện pháp như tăng cường công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng; rà sốt chấn chỉnh cơng tác tổ chức cán bộ, chọn người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Các ngân hàng Việt Nam nên tiến tới thành lập và đưa vào thử nghiệm hệ thống nhân viên quan hệ khách hàng như tại các ngân hàng nước ngoài tiên tiến.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở thực trạng năng lực cạnh tranh đã trình bày ở chương 2, chương 3 của đề tài nghiên cứu trình bày nội dung các giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thông qua mối tương quan cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau, giữa khối ngân hàng nội địa với nước ngoài.

Những giải pháp nêu trên có thể chưa hồn tồn đầy đủ, chưa thể hiện hết được thực tiễn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nhưng đó là những nền tảng cơ bản cho các định hướng phát triển trong tương lai, hướng đến mục tiêu tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu của ngành ngân hàng trong nền tài chính nước nhà.

KẾT LUẬN *******

Hội nhập là điều bắt buộc đối với những quốc gia nào muốn đi trên con đường phát triển. Việt Nam cũng không đứng ngồi qui luật tất yếu đó. Chúng ta đang tham gia mạnh mẽ vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và gần đây nhất là WTO.

Hội nhập mở ra cho chúng ta khơng ít cơ hội nhưng cũng mang lại đầy thách thức, nhất là đối với lãnh vực tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Với vai trị là chiếc “xương sống” của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã và đang có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển và ổn định của nước nhà. Nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các NHTM trong bối cảnh hội nhập là điều tất yếu mang tính sống cịn của chúng ta. Trên cơ sở củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay, vững chắc trên sân nhà để rồi sau đó có khả năng tiến ra sân chơi khu vực và thế giới.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng do yếu tố thời gian và khả năng bản thân cũng còn giới hạn, chắc hẳn đề tài của em khơng thể nào tránh khỏi các thiếu sót, kính mong sự góp ý, bổ sung của q Thầy, Cơ để đề tài ngày càng hồn thiện hơn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Việt Nam qua các năm gần đây

Nguồn : Tổng cục Thống kê & Bản tin nợ nước ngoài của Việt Nam

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ số giá tiêu dùng (%) 8,29 7,48 8,3 22,97 6,88

Xuất khẩu (tỷ USD) 32,23 39,8 48,5 62,9 56,6

Nhập khẩu (tỷ USD) 69,11 44,9 62,7 80,4 68,8

Cán cân thương mại (tỷ USD) -36,88 -5,1 -14,2 -17,5 -12,2

Nợ nước ngoài (tỷ USD) 14,208 15,641 19,252 21,816 27,929

Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP (%)

32,2 31,4 32,5 29,8 39

Dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn (%)

4,075 6,380 10,177 2,808 290

Tăng trưởng tín dụng (%) 19,2 25,4 53,89 25,43 37,73

Phụ lục 02: Lãi suất chủ đạo của NHNN Việt Nam năm 2008 và 2009 Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------

1/ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – Nhà xuất bản giao thông vận tải 2003 2/ Báo cáo thường niên của các NHTM, NHNN năm 2008, 2009

3/ Quản trị Ngân hàng – PGS TS Trần Huy Hoàng chủ biên, Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2007

4/ Tiền tệ Ngân hàng – PGS TS Nguyễn Đăng Dờn chủ biên, Nhà xuất bản thống kê năm 2004

5/ Quản lý Ngân sách Nhà nước – PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng, Nhà xuất bản thống kê 2006

6/ Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12 7/ Nghị định 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ

8/ Bản tin nợ nước ngồi số 5 – Bộ Tài chính phát hành 9/ Báo cáo của ADB về Việt Nam

10/ Tham khảo thông tin trên các website - Website báo điện tử:

www.vnexpress.net www.vietnamnet.vn www.vneconomy.vn

- Website báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn - Website báo Thanh niên: www.thanhnien.com.vn

- Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn - Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)