Đánh giá về đời sống vật chất, trang thiết bị của người cao tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 60 - 61)

tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

TT Mức độ đánh giá Tần số Tần suất (%) 1 Rất đầy đủ 6 7,1 2 Đầy đủ 65 78,7 3 Bình thường 6 7,1 4 Chưa đầy đủ 6 7,1 Tổng số 83 100

Kết quả khảo sát người cao tuổi ở Trung tâm, chúng tơi thấy có 85,8% số người cao tuổi được khảo sát đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị ở Trung tâm rất đầy đủ và đầy đủ. Chỉ có 7,1% số người đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trung tâm chưa đầy đủ. Qua đánh giá của người cao tuổi, chúng ta nhận thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trung tâm khá đầy đủ. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để các cán bộ, nhân viên cơng tác xã hội có thể chăm sóc đời sống của người cao tuổi ở Trung tâm.

Theo những gì chúng tơi tìm hiểu, người cao tuổi khi tới Trung tâm được sắp xếp tại một căn phòng tương đối rộng rãi dành cho 2 người. Mỗi phịng có 2 giường. Người cao tuổi khi sống tại Trung tâm sẽ được cung cấp đầy đủ các vật dụng cá nhân: bàn chải, quần áo, cốc chén uống nước, chăn gối,... Mỗi khu nhà được lắp một chiếc tivi và đầu kỹ thuật số nhằm cung cấp phương tiện giải chí và thơng tin cho các cụ.

Tuy nhiên, nhiều phịng ở cho các cụ có dấu hiệu bị xuống cấp như hỏng cửa, hỏng giường, hỏng tủ,... Tivi tại nhiều khu nhà bị hỏng, không xem được. Phỏng vấn sâu một cán bộ tại Trung tâm, anh cho biết: “Nhiều phịng ở của các

ở Trung tâm có hạn, chưa thể sửa được ngay. Lãnh đạo Trung tâm đang làm việc để sớm có kế hoạch sửa chữa, xây mới các phịng, khu nhà cho các cụ”

(nam, 30 tuổi, cán bộ hành chính).

Trong hoạt động chăm sóc đời sống vật chất cho người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội là người kiểm tra, giám sát về cơ sở vật chât cung cấp cho người cao tuổi. Không chỉ vậy, nhân viên cơng tác xã hội cịn hỗ trợ kết nối các nguồn lực bên ngoài Trung tâm, các nhà từ thiện, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương hỗ trợ về mặt vật chất cho Trung tâm, giúp cho hoạt đọng chăm sóc người cao tuổi trở nên dễ dàng hơn, giúp cho người cao tuổi luôn cảm thấy đầy đủ, thoải mái, quên đi những tháng ngày ở ngoài thiếu thốn về mặt vật chất. Bởi lẽ, nhiều người cao tuổi vào sống ở Trung tâm là người gia neo đơn, khơng nơi nương tựa, khơng có nghề nghiệp, khơng có lương hưu nên cuộc sống ở bên rất khó khăn, thiếu thốn.

b. Chăm sóc bữa ăn

Tìm hiểu hoạt động chăm sóc bữa ăn và sinh hoạt hàng ngày đối với người cao tuổi tại Trung tâm, nhân viên công tác xã hội đã hỗ trợ các cán bộ y tế xây dựng chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý cho ngưởi cao tuổi ở Trung tâm. Đối với những đối tượng mắc các bệnh đặc biệt có chế độ ăn theo chỉ dẫn của y bác sĩ, nhân viên y tế của trung tâm, ở những trường hợp này cũng đòi hỏi sự hỗ trợ giám sát của nhân viên công tác xã hội.

Kết quả khảo sát đánh giá của người cao tuổi về chất lượng bữa ăn tại Trung tâm cho thấy, chất lượng bữa ăn tại Trung tâm của người cao tuổi rất đầy đủ. Cụ thể, có 73,2% số người được khảo sát đánh giá chất lượng bữa ăn rất đầy đủ; 16,1% số người đánh giá bình thường. ( Số liệu thể hiện qua bảng 2.4). Qua đó, ta thấy được, đa số người cao tuổi rất hài lòng về chất lượng bữa ăn, chế độ dinh dưỡng tại Trung tâm. Sự hài lịng này có sự đóng góp khơng hề nhỏ của những nhân viên công tác xã hội.

Bảng 2.3: Đánh giá của người cao tuổi về chất lượng bữa ănTT Mức độ đánh giá Tần số Tần suất (%)

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 60 - 61)