Mức độ giao tiếp của người cao tuổi tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 67 - 69)

TT Đối tượng giao tiếp Mức độ giao tiếp

ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 Với cán bộ quản lý và nhân viên tại Trung tâm 1,83 0,65 3

2 Với nhân viên công tác xã hội Trung tâm 2,53 0,68 1

3 Với những người cùng sống ở Trung tâm 2,28 0,70 2

4 Với người thân của gia đình 1,69 0,65 4

5 Với những người bạn cũ 1,48 0,71 5

Trung bình chung 1,96 0,68

* Ghi chú:1< ĐTB < 3.

Tìm hiểu về mức độ giao tiếp của người cao tuổi với những đối tượng khác nhau, kết quả khảo sát ở bảng số liệu trên cho thấy, mức độ giao tiếp của người cao tuổi tại Trung tâm tương đối thường xuyên (ĐTB chung = 1,96/3; ĐLC = 0,68). Với độ lệch chuẩn bằng 0,68, ta nhận thấy, các câu trả lời của người cao tuổi có mức độ tập trung khá cao. Trong bốn nhóm đối tượng chúng tơi đưa ra để khảo sát mức độ giao tiếp của người cao tuổi thì đối tượng mà người cao tuổi thường xuyên giao tiếp nhiều nhất và thường xuyên nhất là nhân viên công tác xã hội (ĐTB = 0,53; ĐLC = 0,68) đứng ở vị trí thức nhất. Quan sát tại Trung tâm, chúng tôi nhận thấy, nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc người cao tuổi hàng ngày Do đó, họ thường xun hỏi han, trị chuyện với người cao tuổi. Đây cũng là lý do mà người cao tuổi cho biết họ giao tiếp với nhân viên cơng tác xã hội một cách thường xun.

Nhóm thứ hai mà người cao tuổi thường xuyên giao tiếp là những người sống cùng Trung tâm (ĐTB = 2,28; ĐLC = 0,7). Thực tế cho thấy, khi người cao tuổi lựa chọn và vào sống ở Trung tâm, có một phần mong muốn đó là giao tiếp với những người cùng trang lứa. Mặt khác, người cao tuổi ở Trung tâm cũng có những điểm tương đồng về hồn cảnh sống, do đó, họ dễ dàng chia sẻ, trị chuyện và động viên lẫn nhau. Ngồi ra, chính sự tương đồng về độ tuổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ giao tiếp của người cao tuổi.

Nhóm cán bộ quản lý trung tâm và nhân viên tại Trung tâm cũng được người cao tuổi cho biết họ giao tiếp khá thường xun, điểm trung bình ở nhóm này là 1,83 xếp ở vị trí thứ 3 trong các nhóm mà người cao tuổi giao tiếp.

Trong khi đó, nhóm người thân trong gia đình có điểm trung bình là 1,69, thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Điều này cho thấy, khi người cao tuổi vào sống ở Trung tâm, họ cũng ít giao tiếp với người thân hoặc có những người khơng cịn người thân để giao tiếp. Mọi hoạt động, giao tiếp phần lớn người cao tuổi tập trung vào các nhân viên công tác xã hội. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong các hoạt động sống của người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội là chỗ dựa là nơi người cao tuổi có thể trị chuyện, chia sẻ khi cần.

Tìm hiểu thêm thơng tin về vấn đề này, chúng tơi có cuộc trị chuyện với một người cao tuổi ở Trung tâm, bà cho biết: “Bình thường thì tơi hay nói chuyện

với các cụ ơng cụ bà ở các khu xung quanh. Nhưng nhiều khi tôi lại không nói chuyện với họ, bởi nhiều lúc họ có hiểu mình đâu. Chưa kể nhiều khi mâu thuẫn cái nhau, chúng tôi lại giận nhau cả tuần chả nói chuyện. Có mấy anh nhân viên công tác xã hội là hay thường xuyên hỏi thăm bọn tơi, nhưng tơi chỉ ngồi nói chuyện một lúc, không nhiều. Được cái mấy anh này hiểu tâm lý của tơi lắm, nên nhiều khi có chuyện buồn hay có vấn đề gì là lại ngồi tâm sự với mấy anh. Nhất là cậu T. Cậu ấy hay hỏi thăm tơi lắm. Có chuyện gì buồn là tơi tồn tâm sự với cậu ấy hết. Cịn về phía ban lãnh đạo trung tâm hay mấy cán bộ quản lý thì ít lắm, tơi chả mấy khi nói chuyện đâu. Chỉ có khi nào có vấn đề gì hay có đề xuất gì thì tơi mới lên gặp ban lãnh đạo trung tâm hay cán bộ quản lý thơi. Người nhà thì tơi khơng có rồi. Bạn bè ngày xưa thì ít lắm, cả năm mới vào thăm tơi được một hai lần. Họ cịn bận chăm con cái họ chứ thởi gian đâu mà vào thăm mình.” (Nữ, 79 tuổi, người gia neo đơn).

e. Giải quyết mâu thuẫn

Ngồi các vai trị như đã phân tích ở trên, nhân viên cơng tác xã hội cịn có một vai trị nữa, mang tính chất của nơi họ làm việc, đó là vai trị cùa họ

trong việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa những người cao tuổi tại Trung tâm.

Chúng ta biết, cuộc sống tập thể, nơi đông người đã phức tạp, huống hồ đây là một tập thể đặc biệt, tập thể những người luôn chứa đựng những tính cách trái ngược, khó tính, bệnh tật… do đó mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Trong q trình sinh hoạt của những người cao tuổi với nhau, các cụ cho biết có xảy ra mâu thuẫn, kết quả khảo sát cho thấy, trong số 83người cao tuổi được hỏi thì có 65 người trả lời là có mâu thuẫn xảy ra đối với các cụ trong Trung tâm(chiếm 78,6 %). Các vấn đề mâu thuẫn tập trung vào một số vấn đề như giữ vệ sinh chung hoặc những vấn đề về tinh thần như không hiểu nhau… Số liệu khảo sát cụ thể được thể hiện ở bảng 2.10 và bảng 2.11.

Bảng số liệu 2.10 phác họa cho chúng ta thấy bức tranh chung về vấn đề mâu thuẫn của người cao tuổi xảy ra ở Trung tâm, chủ yếu tập trung vào những vấn đề đời thường ở Trung tâm. Ăn ở, việc sống chung lâu ngày sẽ có những bất đồng, mâu thuẫn, nhưng chủ yếu là vấn đề giữ vệ sinh chung nơi ở hoặc là lời nói khơng vừa ý nhau, hoặc để ý nhau. Số liệu bảng trên cho thấy, gần một nửa số người cho rằng có mâu thuẫn xảy ra ở trung tâm liên quan chủ yếu đến vấn đề giữ gìn vệ sinh chung (chiếm 44,7%), tiếp đến là những mâu thuần về tinh thần (chiếm 25,3%). Những mâu thuẫn khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, vẫn cịn có 21,7% số người khơng đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này. Có thể là họ cảm thấy những mâu thuẫn này chỉ là nhỏ, khơng có gì nghiêm trọng cho nên họ khơng nêu ra, hoặc có thể họ thấy những mâu thuẫn này không liên quan trực tiếp tới bản thân họ hoặc là vấn đề này tương đối nhạy cảm, khó nói nên họ cũng khơng đưa ra ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w