Đánh giá của người cao tuổi về chất lượng bữa ăn

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 61 - 65)

1 Rất đầy đủ 61 73,2

2 Bình thường 13 16,1

3 Khơng đày đủ 9 10,7

Tổng 83 100

Để có thêm thơng tin nhằm mơ tả rõ hơn vấn đề chất lượng bữa ăn cho người cao tuổi, chúng tơi đã phỏng vấn Trưởng phịng Phịng Giáo dục và Ni dưỡng, ông cho hay: “Việc chăm lo bữa ăn cho các cụ được chúng tôi rất quan

tâm. Bữa ăn cho các cụ được chúng tơi lên thực đơn thay đổi hàng tuần, thậm chí hàng ngày để các cụ không cảm thấy chán. Chế độ dinh dưỡng cũng được chúng tôi chú ý. Đối với những cụ mắc bệnh đặc biệt, phải ăn kiêng, chúng tôi xây dựng thực đơn riêng cho những đối tượng ấy. Chúng tơi cịn nuôi thêm lợn, gà, chim bồ câu và trồng nhiều loại rau để cải thiện bữa ăn cho các cụ. Đối với những cụ yếu, khơng được khỏe hoặc khơng cịn minh mẫn, chúng tôi đưa cơm đến tận nơi cho các cụ và nhờ các cơ hộ lý bón cơm cho các cụ ăn” (nam, 45

tuổi, Trưởng phịng Phịng Giáo dục và Ni dưỡng).

Phỏng vấn một nhân viên công tác xã hội tại trung tâm, anh cho biết:

“Hàng tuần, tơi cùng với phịng Giáo dục và Ni dưỡng lại họp một lần nhằm xây dựng thực đơn cho người cao tuổi tại Trung tâm dựa trên những ý kiến đóng góp, những mong muốn của các cụ đề đạt trong buổi sinh hoạt chung vào chiều thứ 5 hàng tuần. Chúng tôi cũng dựa trên những đặc điểm bệnh lý của từng cụ ở Trung tâm đề xây dựng thực đơn sao cho phù hợp với các cụ nhất. Đốivới những cụ bị khuyết tật nặng, tơi cùng với các nhân viên chăm sóc mang cơm đến tận nơi và bón cơm cho các cụ ăn. Sau khi bón cơm cho các cụ ăn xong, tơi khơng quên hỏi thăm về bữa ăn ngày hôm nay như thế nào để xây dựng kế hoạch đồng thời góp ý với các cơ nhân viên cấp dưỡng để bữa ăn lần sau được ngon và hợp khẩu vị hơn. Trong một số trường hợp người cao tuổi chán ăn, khơng muốn ăn, tơi lại tìm cách khun nhủ, động viên các cụ ăn cơm để các cụ giữ gìn sức khỏe”. (Nam, 35 tuổi, nhân viên cơng tác xã hội).

Tìm hiểu thêm thơng tin về vấn đề này, một cụ ông ở Trung tâm cho biết:

người nhà mới gửi tôi vào đây để cho các cơ chú ở đây chăm sóc. Hàng ngày, vẫn có một chú nhân viên đến bón cơm cho tơi ăn rồi ngồi trị chuyện với tơi. Có hơm tơi chán khơng buồn ăn, thấy trong cổ họng cứ đắng ngắt, chú ấy vẫn cố gắng động viên tôi ăn, bảo tôi cố gắng ăn một hai miếng thôi để uống thuốc. Tôi biết chú ấy lo cho sức khỏe của tôi nên tôi cũng cố. Mà lần nào ăn xong chú ấy cũng hỏi tơi là tơi ăn có ngon miệng khơng. Cơng nhận là mỗi lần ăn là lần sau lại ngon hơn lần trước nhưng tôi già rồi, ăn được mấy đâu.” ( Nam, 75 tuổi,

vào trung tâm được 5 năm).

Qua những thông tin thu thập được, chúng tôi nhận thấy, nhân viên cơng tác xã hội khơng chỉ chăm sóc bữa ăn người cao tuổi trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi mà nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm cịn là người trực tiếp chăm sóc, bón cơm cho những người cao tuổi bị khuyết tật nặng. Khơng những vậy, nhân viên cơng tác xã hội cịn là người động viên, khuyên nhủ những người cao tuổi khi họ khơng muốn ăn cơm hay bỏ bữa.

c. Chăm sóc sức khỏe

* Vai trị của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc, chia sẻ lúc ốm đau

Khi được hỏi về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc, chia sẻ với người cao tuổi lúc ốm đau qua câu hỏi “Những lúc ốm đau,

buồn chán, ai là người quan tâm, đồng cảm với ông bà nhiều nhất?”, kết quả

khảo sát cho thấy, 100% số người cao tuổi được khảo sát đều cho rằng những người quản lý và nhân viên công tác xã hội ở Trung tâm là những người quan tâm, chia sẻ lúc ốm đau với người cao tuổi nhiều nhất. Lý giải vấn đề này, theo chúng tôi được biết, những người vào sống ở Trung tâm là những người có hồn cảnh neo đơn, khơng nơi nương tựa. Cũng có những người tự nguyện vào sống ở Trung tâm là do họ không hợp với con cháu, không muốn phiền hà đến con cháu nên mối liên hệ với con cháu cũng khơng có hoặc rất hạn chế. Từ đó, việc giao tiếp, chăm sóc ở Trung tâm phụ thuộc vào chính những cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Đây cũng là lý do mà người cao tuổi cho rằng, người quản lý và nhân viên công tác xã hội là người quan tâm, đồng cảm với họ nhiều nhất. Hơn nữa,

theo ghi nhận của chúng tôi tại một số trung tâm bảo trợ xã hội thì những cán bộ quản lý, nhân viên cơng tác xã hội ở trung tâm phải làm tất cả các công việc từ tiếp nhận, ni dưỡng, chăm sóc người cao tuổi, lúc ốm đau thì đưa đi bệnh viện, khi già yếu và chết thì lo mai tang, thờ cúng. Vì vậy, đối với người cao tuổi, Trung tâm chính là ngơi nhà của họ, sống chết họ gắn bó với ngơi nhà này.

Khi tìm hiểu những biểu hiện của sự quan tâm của nhân viên công tác xã hội đối với người cao tuổi, người cao tuổi cho biết, họ nhận được những sự quan tâm như là: hỏi han sức khỏe, tư vấn sức khỏe, lắng nghe, động viên tinh thần,… Khi chúng tôi hỏi người cao tuổi: “Những lúc ốm đau, buồn chán, ai là

người giúp đỡ, chia sẻ với ông bà nhiều nhất?”, chúng tôi đã liệt kê ra những đối

tượng mà theo chúng tơi, người cao tuổi có thể chia sẻ được (như gia đình, họ hàng, những người bạn ở Trung tâm, cán bộ và nhân viên công tác xã hội ở Trung tâm) thì kết quả khảo sát cho thấy, 100% số người cao tuổi được hỏi đều cho rằng những cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở Trung tâm là người chia sẻ, giúp đỡ họ nhiều nhất khi họ ốm đau, buồn chán.

Khi chúng tơi tìm hiểu về những hình thức giúp đỡ cụ thể, người cao tuổi cho biết: Họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Ban Lãnh đạo và nhân viên công tác xã hội. Ngồi việc lo cho cuộc sống hàng ngày thì nhân viên cơng tác xã hội là người chăm sóc từ những việc nhỏ nhất như tắm giặt, lấy nước, cho uống thuốc khi ốm đau, có người cịn được nhân viên rửa mặt, lấy đồ ăn… hoặc đưa đi khám bệnh. Nhân viên công tác xã hội lúc này như một người con người cháu trong gia đình. Những lúc các cụ buồn chán, thì nhân viên cơng tác xã hội lúc này đóng vai trị là trở thành người tư vấn tâm lý, lắng nghe và chia sẻ với các cụ, động viên các cụ vượt qua những trạng thái tâm lý không tốt.

* Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc điều trị, phục hồi chức năng Ngồi là người ln chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ những lúc ốm đau, nhân viên công tác xã hội cũng là người kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến với người cao tuổi tại Trung tâm nhằm giúp điều trị, phục hồi chức năng cho những người cao tuổi bị khuyết tật nặng, những người bị khuyết tật ở chân hoặc tay, giảm khả năng

vận động. Trong quá trình trị liệu, phục hồi chức năng, nhân viên cơng tác xã hội còn hỗ trợ các bác sĩ, chuyên gia xây dựng liệu trình, phác đồ điều trị, phục hồi chức năng cho người cao tuổi .

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn một cán bộ y tế tại Trung tâm, anh cho biết: “Trung tâm hiện tại đang có gần 50 cụ bị khuyết tật, đi lại

khó khăn. Chúng tơi đang thực hiện việc phục hồi chức năng cho người cao tuổi, vì trang thiết bị y tế cịn hạn chế, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế trình độ chun mơn cịn chưa được cao nên cần phải nhờ đến nhũng dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng từ bên ngồi hỗ trợ. Việc tìm kiếm, tiếp cận với các dịch vụ này đề do những nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm xây dựng kế hoạch và thực hiện tìm kiếm, kết nối các dịch vụ y tế tới người cao tuổi tại Trung tâm. Trong quá trình chữa trị, phục hồi chức năng cho các cụ, nhân viên công tác xã hội cũng đóng vai trị khá quan trọng, mặc dù khơng tham gia trực tiệp vào q trình chữa trị phục hồi vì họ khơng có chun mơn về y tế như chúng tôi. Họ cùng chúng tôi tham gia xây dựng liệu trình, phác đồ điều trị, phục hồi chức năng vì họ cũng nắm được khá rõ về tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. Trong quá trình điều trị, phục hồi, họ cịn hỗ trợ chúng tơi và các bác sĩ, chuyên gia tiếp cận với các cụ. Họ là một phần khơng thể thiếu trong q trình trị liệu, phục hồi chức năng cho các cụ.” (Nam, 28

tuổi, cán bộ y tế)

d. Chăm sóc tinh thần

* Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giao tiếp và tư vấn

Khi được hỏi vể hoạt động giao tiếp với những đối tượng khác nhau, kết quả khảo sát cho thấy, trong số 83 người cao tuổi được hỏi có 98,2% số người cao tuổi cho biết họ có giao tiếp với những người khác, chỉ có 1,8% khơng giao tiếp với bất cứ ai.

Số liệu khảo sát cụ thể ở Trung tâm bảo trợ xã hội III được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.4: Mức độ giao tiếp hàng của người cao tuổi tại Trung tâmTT Đối tượng giao tiếp Mức độ giao tiếp (%)

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w