Vai trị củanhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sốngngười cao tuổ

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 29)

tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

2.1. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sócđời sống người cao tuổi đời sống người cao tuổi

2.1.1. Vai trị là người tham vấn trong chăm sóc đời sống người cao tuổi

Trọng tâm nghề nghiệp của công tác xã hội hướng đến việc trợ giúp các đối tượng khai thác những tiềm năng của bản thân để tự lực vươn lên, giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân. Nhân viên công tác xã hội không làm hộ, làm thay thân chủ mà chỉ giúp thân chủ nhận thức được những khả năng của mình, phát huy những khả năng đó để giải quyết vấn đề của mình. Đối với người cao

tuổi,nhân viên công tác xã hội cần giúp họ nhận thấy được các vấn đề của bản thân đang mắc phải làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của họ.

Tham vấn có thể hiểu là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả.

Nhân viên cơng tác xã hội sử dụng các quy trình và kỹ năng trong tham

vấn như, giai đoạn tiếp xúc ban đầu, nhà tham vấn cần giới thiệu mình với thân chủ (tên, vai trị vị trí chun mơn) để tạo sự tin tưởng nhằm thiết lập một bầu khơng khí thân thiện, tạo cho thân chủ (người cao tuổi) cảm thấy an toàn và thoải mái, tỏ ra cởi mở, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ thân chủ, đối với người cao tuổi, họ rất được người khác tơn trọng và nói năng nhẹ nhàng, cởi mở. Từ đó người tham vấn dễ dàng theo dõi thân chủ qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,..để lắng nghe thân chủ trình bày vấn đề của họ. Đối với người cao tuổi thì thường họ hay qn, trí nhớ khơng cịn minh mẫn nên trong q trình thu thập thơng tin thì người tham vấn khơng được phán xét họ, cứ để họ trình bày một cách thoải mái, Ví dụ như đối với người cao tuổi thì tham vấn về vấn đề sức khỏe, vấn đề sự cô đơn mà ông bà đang gặp phải, vấn đề về dịch vụ y tế tại Trung tâm...

Người cao tuổi có q trình lao động lâu dài vì thế kinh nghiệm thực tế của họ là rất phong phú và rất có giá trị. Sau khi về hưu, không được tiếp tục cống hiến, họ trở nên chán nản và coi mình là người bỏ đi từ đó gây ra nhiều vấn đề nhất là các vấn đề tâm lý cho bản thân. Đồng thời, việc không nhận thức và khai thác những kiến thức và kinh nghiệm của người cao tuổi là sự lãng phí rất lớn của xã hội. Do đó, nhân viên cơng tác xã hội cần giúp người cao tuổi nhận thức được giá trị của mình để họ tiếp tục lao động với cách thức phù hợp. Thông qua lao động, các vấn đề của người cao tuổi: tâm sinh lý, thu nhập, quan hệ… sẽ được giải quyết. Thêm vào đó, khi huy động được người cao tuổi vào đội ngũ

lao động, xã hội sẽ có thêm nguồn kinh nghiệm và trí thức quý giá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

Nhân viên công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi vượt qua nổi cô đơn bất hạnh khi bị người thân bỏ rơi hoặc khơng có người thân chăm sóc ni dưỡng, vượt qua mọi rào cản của gia đình và xã hội, giúp họ bớt tự ti, mặc cảm với hoàn cảnh hiện tại để họ tự vượt qua nỗi cơ đơn, khủng hoảng.

2.1.2. Vai trị là người điều phối - kết nối dịch vụ trong chăm sóc người cao tuổi

Trên cơ sở kết quả đánh giá, chẩn đoán các vấn đề và nguồn lực đối với mỗi ca/trường hợp người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội điều phối, cung cấp các dịch vụ phù hợp trong chăm sóc người cao tuổi. Với những người cao tuổi bị hạn chế khả năng phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, nhân viên công tác xã hội có thể giới thiệu và cung cấp cho người cao tuổi những dịch vụ hỗ trợ tại nhà như người giúp việc, người chăm sóc y tế. Với những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa, nhân viên cơng tác xã hội có thể giới thiệu, làm thủ tục để người cao tuổi vào sinh sống trong các trung tâm bảo trợ phù hợp. Nhân viên công tác xã hội cần giới thiệu cho người cao tuổi các câu lạc bộ phù hợp để người cao tuổi sinh hoạt. Việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi:câu lạc bộ văn thơ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ giúp người cao tuổi đáp ứng các nhu cầu về quan hệ xã hội cho người cao tuổi.

Nhu cầu của người cao tuổi rất phong phú, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nhân viên cơng tác xã hội khơng thể tự mình đáp ứng được hết, ví dụ các nhu cầu về chăm sóc y tế, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần… Do đó, nhân viên cơng tác xã hội cần tìm kiếm những nguồn lực, dịch vụ bên ngồi xã hội từ đó điều phối, kết nối người cao tuổi đến những dịch vụ phù hợp với nhu cầu cần thiết của họ như: bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm tham vấn,… Trong quá trình người cao tuổi sử dụng các dịch vụ khác, nhân viên công tác xã hội cần tiếp tục theo dõi, giám sát để đảm bảo người cao tuổi có được dịch vụ chất lượng và vận động nguồn lực để hỗ trợ vật chất khi cần thiết.

Cần hiểu đúng nghĩa vai trị giáo dục của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi là cung cấp những thông tin mới mà người cao tuổi chưa được biết, nghe thấy. Giáo dục ở đây khác với giáo dục dành cho lớp trẻ. Người cao tuổi vốn là người có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệp trong đường đời. Do vậy hoạt động giáo dục của nhân viên ctxh đối với người cao tuổi cần chú ý tính đặc thù của người cao tuổi.

Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu (nếu họ còn khả năng đọc tài liệu), các buổi sinh hoạt theo nhóm, tọa đàm, các hình thức như phim ảnh hay chia sẽ trực tiếp giữa nhân viên công tác xã hội và người cao tuổi. Thông qua giáo dục, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp người cao tuổi có thêm những kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, chữa trị, phục hồi hay cũng như phát triển các chức năng xã hội phù hợp. Việc cung cấp cho người cao tuổi những kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân như chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, các cách thức phòng bệnh, chữa bệnh… khoa học và phù hợp sẽ giúp người cao tuổi có cuộc sống mạnh khỏe và an tồn hơn. Khơng chỉ quan tâm đến cá nhân người cao tuổi, công tác xã hội cịn hướng đến giáo dục, tham vấn cho gia đình người cao tuổi. Nhân viên cơng tác xã hộicung cấp thơng tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho gia đình người cao tuổi những cách thức chăm sóc, ứng xử với người cao tuổi… cung cấp những kiến thức, hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý, xã hội, những nhu cầu… của người cao tuổi để gia đình chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi tốt hơn.

2.1.4. Vai trò là người biện hộ

Người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có hồn cảnh neo đơn thường gặp nhiều khó khăn trong đi lại, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ cũng như dề bạc những nguyện vọng tới những cơ quan ban hành chính sách. Do vậy, hơn ai hết nhân viên cơng tác xã hội sẽ là người thay mặt cho họ đề đạt những nguyện vọng, đưa “tiếng nói” của họ dến những cơ quan thực thi chính sách, cơ quan cung cấp dịch vụ để từ đó giúp họ có những lợi ích hay quyền lợi kịp thời, đầy

đủ đúng pháp luật. Nhân viên cơng tác xã hội thực thi vai trị là người bảo vệ những nhu cầu chính đáng dành cho người cao tuổi.

2.1.5. Vai trò quản lý trường hợp

Quản lý trường hợp là một loại hình hoạt động hay dịch vụ khá phổ biến trong công tác xã hội. Đối với hoạt động trợ giúp người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội tham gia vào đánh giá nhu cầu, nguồn lực mỗi trường hợp người cao tuổi,từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp người cao tuổi.

Hoạt động này cần được thực thi theo một quy trình: đánh giá được nhu cầu, hoàn cảnh người cao tuổi, lên kế hoạch trợ giúp, thực thi kế hoạch, kết nối, điều phối các dịch vụ, để thực hiện kế hoạch, giám sát các dịch vụ trợ giúp, lượng giá và kết thúc mỗi trường hợp.

Việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ cần thực hiện đúng theo quy trình đảm bảo cho việc theo dõi, nắm bắt tình hình đối tượng, có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp người cao tuổi vượt qua khó khăn mà họ đang gặp phải.

2.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

2.2.1. Trong chăm sóc đời sống vật chất

Người cao tuổi tại Trung tâm là một trong nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp do phần lớn người cao tuổi trong Trung tâm là người già neo đơn, không nơi nương tựa. Cuộc sống trước khi vào Trung tâm của nhiều người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người thiếu thốn về vật chất. Nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm có vai trị là người kiểm tra, giám sát, đảm bảo vấn đề vật chất cho người cao tuổi tại Trung tâm. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội cũng là người kết nối các nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tới Trung tâm nhằm hỗ trợ về mặt vật chất, tài chính cho Trung tâm, giúp cho hoạt động chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

2.2.2. Trong chăm sóc bữa ăn

Hầu hết người cao tuổi khi còn sống tại cộng đồng vẫn phải lao động kiếm sống từng ngày, thậm chí là lao động kiếm sống với thu nhập rất thấp, công việc nặng nhọc

cho nên hậu quả tất yếu của một mức sống thấp và kéo dài trong nhiều năm là tình trạng suy kiệt dinh dưỡng. Vì vậy, khi vào Trung tâm, vấn đề chăm sóc bữa ăn cho người cao tuổi là vấn đề được quan tâm, chú ý. Trong hoạt động chăm sóc bữa ăn cho người cao tuổi tại Trung tâm, nhân viên công tác xã hội đã hỗ trợ với các cán bộ y tế xây dựng chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý cho ngưởi cao tuổi ở Trung tâm. Đối với những đối tượng mắc các bệnh đặc biệt, nhân viên công tác xã hội cùng với các cán bộ y tế xây dựng một chế độ dinh dưỡng riêng dành cho người cao tuổi sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe, bệnh lý của người cao tuổi.

Khơng chỉ chăm sóc bữa ăn người cao tuổi trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi mà nhân viên cơng tác xã hội tại Trung tâm cịn là người trực tiếp chăm sóc, bón cơm cho những người cao tuổi bị khuyết tật nặng. Không những vậy, nhân viên công tác xã hội còn là người động viên, khuyên nhủ những người cao tuổi khi họ không muốn ăn cơm hay bỏ bữa.

2.2.3. Trong chăm sóc sức khỏe

Người cao tuổi tại Trung tâm là một trong nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp do sự thay đổi về tuổi tác làm người cao tuổi thay đổi về tâm sinh lý. Đặc biệt, người cao tuổi gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, thường hay ốm đau. Chính vì vậy, vai trị của nhân viên cơng tác xã hội ở Trung tâm là ln chăm sóc, chỉ sẻ với người cao tuổi lúc họ ốm đau. Nó được thể hiện qua những hoạt động hàng ngày của nhân viên công tác xã hội khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, phát thuốc chữa bệnh và thuốc bổ, tư vấn sức khỏe, thăm khám, chữa trị nếu bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng, Trung tâm sẽ đưa người cao tuổi tới bệnh viện theo bảo hiểm y tế.

Không chỉ vậy, nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm còn là những người giúp kết nối các dịch vụ y tế trong điều trị, phục hồi chức năng đối với người cao tuổi bị khuyết tật tại Trung tâm, giúp cho cuộc sống của những người cao tuổi bị khuyết tật tại Trung tâm trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.

Người cao tuổi tại Trung tâm có rất nhiều cụ là người già neo đơn, không nơi nương tựa hoặc là do con cái không thể nuôi dưỡng được đưa vào Trung tâm để các cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm chăm sóc và ni dưỡng. Chính vì vậy, người cao tuổi ở Trung tâm thường gặp vấn đề về tâm lý. Do đó, nhân viên cơng tác xã hội cần trò chuyện, quan tâm đến những vấn đề tâm lý mà người cao tuổi gặp phải. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội cũng là người tư vấn, cung cấp thông tin cho người cao tuổi liên quan đến sức khỏe, về những thơng tin liên quan đến chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người cao tuổi tại Trung tâm.

2.2.5. Giải quyết mâu thuẫn giữa những người cao tuổi

Trong cuộc sống tập thể, khi người cao tuổi thường hay va chạm, tiếp xúc với nhau, việc xảy ra mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi tâm lý, tính cách của họ khơng giống nhau thì việc mâu thuẫn xảy ra cịn nhiều hơn. Nguyên nhân của những mâu thuẫn có thể là do mâu thuẫn về vật chất (sử dụng đồ đạc, làm hỏng hóc đồ đạc,…), mâu thuẫn về tinh thần (lời ăn tiếng nói, cách cư xử của các cụ với nhau,…), mâu thuẫn về việc giữ gìn vệ sinh chung,… Nhân viên cơng tác xã hội cần phải là người đứng ra khuyên ngăn, hòa giải để tránh gây xích mích, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người cao tuổi tại Trung tâm.

3. Các yếu tố tác động đến vai trò nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

Thực hiện vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi thường bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Đó có thể là yếu tố liên quan tới lòng yêu nghề hay liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh như trình độ học vấn của nhân viên cơng tác xã hội, các cơ chế chính sách hay nhận thức của xã hội về nghề nghiệp, công việc của nhân viên công tác xã hội… Sau đây xin bàn luận chi tiết hơn về 3 yếu tố sau:

Để thực hiện tốt cơng chăm sóc đời sống tại Trung tâm thì địi hỏi nhân viên cơng tác xã hội phải có trình độ chun mơn, biết vận dụng những kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội vào thực tiễn cơng việc hàng ngày, do đó mọi sự thành công hay thất bại của một lĩnh vực ngành nghề đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn. Đặc biệt trong lĩnh vực công tác xã hội với người cao tuổi, yêu cầu về chuyên môn cơng tác xã hội nói chung và cơng tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc đời sống người cao tuổi lại càng địi hỏi ngặt nghèo hơn. Bởi chỉ khi họ có chun mơn cơng tác xã hội họ mới biết thực hành các phương pháp cơng tác xã hội như cá nhân, nhóm và cộng đồng, hay trong công tác tham vấn, tư vấn tâm lý… Những phương pháp này sẽ được sử dụng như công cụ quan trọng để giúp người cao tuổi vượt qua những khó khăn, gia đình và cộng đồng của họ được nâng cao năng lực để tham gia vào q trình chăm sóc đời sống người cao tuổi.

Cơng việc chăm sóc đời sống người cao tuổi khơng chỉ chăm sóc về các sinh hoạt hàng ngày cho người cao tuổi như: đút ăn, tắm rữa, giặt giũ…mà còn đòi hỏi người nhân viên cơng tác xã hội phải có kiến thức chun mơn về tâm lý, phải hiểu và nắm được những tâm tư, nguyện vọng của người cao tuổi để có

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w