Người giải quyết các vấn đề mâu thuẫn của người cao tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 70)

1. Ông bà sống cùng Trung tâm 16 19,3

2. Lãnh đạo Trung tâm 27 32,5

3. Các nhân viên công tác xã hội tại

Trung tâm 22 26,5

4. Không trả lời 18 21,7

Tổng số 83 100

Những mâu thuẫn trong tập thể là không tránh khỏi, tuy nhiên trong môi trường đặc biệt này, ai là người giải quyết những vấn đề đó. Kết quả khảo sát ở bảng số liệu trên phần nào cho thấy rõ được vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc giải quyết các mâu thuẫn trên. Người cao tuổi cho biết, thường thì khi có mâu thuẫn thì lãnh đạo Trung tâm là người đứng ra giải quyết, xử lý các vấn đề, bằng uy tín và trách nhiệm của mình. Chính vì vậy, có 32,5% số người được hỏi cho rằng, khi có mẫu thuẫn thì lãnh đạo là người đứng ra giải quyết. Một nhóm khá quan trong và có khả năng giải quyết đó là các nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm (chiếm 26,5%). Chúng ta biết những mâu thuẫn đối với người cao tuổi chủ yếu là những mâu thuẫn đơn giản, liên quan đến cuộc sống hàng ngày, hơn nữa, nhân viên công tác xã hội lại là người trực tiếptiếp xúc với

người cao tuổi, nên khi phát người cao tuổi có vấn đề thì chính nhân viên cơng tác xã hội là người biết trước, họ cũng là người được đào tạo và có kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết vấn đề này. Còn những vấn đề nhỏ nhặt thì nội bộ những người sống cùng can thiệp và hỗ trợ nhau giải quyết.

Qua trò chuyện với một người cao tuổi ở Trung tâm, ông cho biết: “Các cụ

trong Trung tâm cũng xảy ra mâu thuẫn thường xun ấy mà. Thường thì khi chúng tơi xích mích thì có nhân viên cơng tác xã hội đứng ra hịa giải những vụ việc nhỏ nhặt, phân tích, khun giải cho chúng tơi hiểu về vấn đề mâu thuẫn. Cịn nếu vụ việc gây ảnh hưởng đến người khác thì đa số đều phải nhờ đến ban lãnh đạo giải quyết. Nhiều vụ tranh cãi, mâu thuẫn thực ra cũng không lớn, khơng ảnh hưởng gì nhiều nhưng các cụ trái tính trái nết nên tồn chuyện bé xé ra to. Cuối cùng toàn phải nhờ đến lãnh đạo giải quyết.” (Nam,75 tuổi, vào trung tâm được 10 năm).

2.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

2.4.1. Trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên công tác xã hội

Từ khi mới thành lập, số lượng nhân viên chỉ có 13 người, hầu hết là lao động khơng có trình độ chun mơn, trình độ học vấn chỉ dưới cấp II. Cơng việc của đội ngũ nhân viên trong thời điểm này chủ yếu thực hiện hoạt động quản lý, chăm sóc – ni dưỡng người cao tuổi hàng ngày như: dinh dưỡng, chăm sóc y tế, lo bữa ăn, tắm rửa, quét dọn... mà chưa có các kỹ năng về thực hành cơng tác xã hội. Đến nay, Trung tâm có 76 cán bộ nhân viên tại Trung tâm, trong đó có 32 cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc người cao tuổi và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ nhân viên được nâng cao. Số liệu cụ thể về trình độ chun mơn của cán bộ nhân viên tại Trung tâm bảo trợ xã hội III được thể hiện qua bảng 2.12.

Bảng 2.8: Trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm

Trình độ học vấn Tiểu học 3 3,94 THCS 7 9,2 THPT 33 43,42 Trung cấp 15 23,68 Cao đẳng 8 10,52 ĐH và sau ĐH 10 13,16 Tổng 76 100,0 Trình độ chun mơn công tác xã hội Trung cấp 12 80 Cao đẳng 1 6,7 ĐH và sau ĐH 2 13,3 Tổng 15 100,0

Số liệu khảo sát cho thấy, về trình độ học vấn có gần một nửa số cán bộ, nhân viên trong Trung tâm có trình độ học vấn ở bậc THPT (chiếm 43,42%), cán bộ, nhân viên có trình độ học vấn trung cấp (chiếm 23,68%), trình độ đại học và sau đại học (chiếm 13,16%), chỉ có 12,04% số cán bộ, nhân viên có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (tiểu học chiếm 3,94% và trung học cơ sở chiếm 9,2%). Số liệu này phần nào phản ánh được trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm tương đối cao, số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 87,96%.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Trung tâm có 76 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 15 người (chiếm 23,68%) có trình độ chun mơn về cơng tác xã hội, tỷ lệ cao nhất là số cán bộ, nhân viên đạt trình độ trung cấp (80%), tiếp đến là trình độ đại học và sau đại học, cuối cùng là trình độ cao đẳng. Hiện nay có 5 người đang theo học lớp đại học và 2 người đang học nghiên cứu sinh chuyên ngành CTXH.

Số liệu trên cho thấy phép rút ra một số nhận định như sau: số lượng cán bộ, nhân viên ở Trung tâm có trình độ chun mơn về cơng tác xã hội còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nguồn nhân lực để phục vụ cho cơng tác chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên chăm sóc ở đây được đào tạo về chun mơn cơng tác xã hội cịn ít; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chưa được bồi dưỡng, bổ sung kịp thời, chủ yếu là kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại Trung tâm trong việc chăm sóc đời sống người cao tuổi. Số cán bộ, viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc được đào tạo chuyên

sâu cịn q ít nên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động chăm sóc người cao tuổi cũng như sự phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn khác nhau cịn chưa được chặt chẽ, chưa mang tính chun nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc người cao tuổi.

Khi được hỏi về vấn đề này, một cán bộ phòng Tổ chức - Hành chính chia sẻ: “Đội ngũ cán bộ ở Trung tâm được đào tạo bài bản về công tác xã hội là

khơng nhiều, đa số tồn là các cán bộ nhân viên y tế, hộ lý và cấp dưỡng. Tuy nhiên, hàng năm, Trung tâm cũng có những đợt cấp chỉ tiêu, mở lớp, thuê chuyên gia về giảng dạy, tập huấn cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của bản thân, giúp họ chăm sóc cho các cụ được tốt hơn và lồng ghép những buổi giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng về công tác xã hội cho các cán bộ nhân viên” (nam, 40 tuổi, cán bộ quản lý).

2.4.2. Cơ chế chính sách trong việc chăm sóc người cao tuổi a) Cơ chế chính sách trong việc chăm sóc người cao tuổi

Nhà nước cũng như Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội đã có những chính sách, quy định cụ thể về việc chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi nói chung và người cao tuổi tại Trung tâm nói riêng. Đó cũng là yếu tố quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân viên tại Trung tâm an tâm công tác và thực hiện nhiệm vụ/vai trị của mình trong việc chăm sóc người cao tuổi được tốt hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập về chính sách, quy định cụ thể của địa phương trong chăm sóc người cao tuổi đang sống tại Trung tâm như các hình thức dịch vụ cơng tác xã hội đối với người cao tuổi... Cụ thể, như mức trợ cấp hàng tháng chỉ đủ đảm bảo về mặt đời sống vật chất như dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc sức khỏe...Tại Trung tâm cịn thiếu các nguồn lực cho triển khai các hoạt động can thiệp về tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng phần nào tới việc thực hiện vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong Trung tâm. Hơn thế nữa, việc thực hiện các chính sách, quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trị liệu, can thiệp trong chăm sóc người cao

tuổi vẫn hạn chế nên nhân viên công tác xã hội gặp rất nhiều khó khăn trong khi triển khai cơng việc của mình và đảm bảo nguyên tắc nghề nghiệp, như thiếu phịng tham vấn đảm bảo tính riêng tư, thiếu các trang bịđể lưu trữ hồ sơ của người cao tuổi...

b) Cơ chế chính sách cho nhân viên cơng tác xã hội

Nhìn chung, hiện nay các cơ sở bảo trợ xã hội đều thiếu về số lượng cán bộ chăm sóc người cao tuổi theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 136/2013/NĐ- CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ. Thực tế hiện nay, tại các trung tâm bảo trợ xã hội, nhân viên cơng tác xã hội vẫn phải chăm sóc số lượng người cao tuổi cao hơn định mức số lượng người cao tuổi mà Nhà nước quy định và chủ yếu là người cao tuổi có sức khỏe kém, bị khuyết tật nặng. Mặc khác, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cao hơn nhiều so với nhu cầu của những đối tượng khác do đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi. Việc bố trí đủ đội ngũ cán bộ hay chính sách tiền lương và chính sách thu hút cán bộ chi phối nguồn nhân lực của Trung tâm. Hiện nay,hoạt động phục hồi chức năng đối với người cao tuổi mắc các bệnh tâm thần vừa yếu lại vừa thiếu và một trong lý do chủ yếu là thiếu nhân lực có trình độ chun mơn về cơng tác xã hội và tâm lý.

Để kịp thời giải quyết những khó khăn trước mắt về cơ chế chính sách đối với cán bộ, nhân viên, Trung tâm còn áp dụng thực hiện mức chi bồi dưỡng hiện vật theo quy định để khuyến khích và động viên tinh thần làm việc họ là 25.000 đồng/người/ngày đối với với bác sĩ, y sĩ, y tá, giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề, nhân viên chăm sóc - ni dưỡng và 20.000 đ/người/ngày áp dụng các chức danh còn lại.

Ngày6 tháng 4 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 26/2016/NĐ-CP Quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức vàngười lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện và cơ sở trợ giúp xã hội cơng lập. Đây là tín hiệu đáng mừng nhằm tạo động lực để giúp cán bộ, nhân viên làm việc tại mơi trường này

có thêm phụ cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Đồng thời, đây cũng là động lực giúp họ thấy trách nhiệm và làm tốt với công việc được giao cũng như gắn bó và u nghề hơn.

Tuy nhiên một số chính sách về đào tạo, nâng cao năng lực hay chế độ đãi ngộ vẫn cịn rất khiêm tốn so với cơng sức và nhiệt huyết của nhân viên công tác xã hội đầu tư cho công việc của họ. Chưa kể mức lương đối với những nhân viên chăm sóc, hộ lý cịn khá thấp, cơng việc lại mất nhiều thời gian. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thực tiễn chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm. Qua phỏng vấn sâu một nhân viên chăm sóc về những khó khăn, trở ngại khi làm việc ở Trung tâm, anhchiasẻ biết:“Tôi vào trung tâm này đã gần 10 năm. Thật

sự tôi chọn công việc này vì tơi thấy u các nghề này, thích được chăm sóc những người cao tuổi vì tơi thấy thương họ và coi họ như bố mẹ của mình. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tơi thấy mình gặp tương đối nhiều khó khăn, trở ngại. Thứ nhất là phải kể đến cơng việc của tơi có khá nhiều áp lực khi chăm sóc các cụ.Thứ 2 là tiền lương của tơi cũng khơng nhiều, một tháng được có 4 triệu cả lương, cả phụ cấp, chỉ đủ cho tơi ni gia đình chứ khơng dư giả được bao nhiêu. Thứ 3 là chính sách về đào tạo, nâng cao năng lực còn rẩt hạn chế. Chỉ tiêu để đào tạo nghiệp vụ chun mơn, về cơng tác xã hội cịn rất ít. Tơi muốn đi học theo ngành công tác xã hội nhưng không được chỉ tiêu của Trung tâm, mà nếu tự học thì khơng có tiền chi trả”(nam, 32 tuổi, nhân viên chăm sóc). 2.4.3. Thái độ yêu nghề của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi

Hiện nay, Trung tâm có 32 cán bộ, nhân viên thực hiện cơng tác chăm sóc ni dưỡng người cao. Hầu hết nhân viên trong Trung tâm, từ lãnh đạo đến nhân viên, đều thể hiện tinh thần nhiệt huyết, làm việc hết mình để đảm bảo tốt nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Xây dựng môi trường cảnh quan tại đơn vị trong sạch, lành mạnh để các cụ an hưởng tuổi già, sống vui, sống khỏe, sống có ích đến cuối đời.

Phỏng vấn sâu một nữ nhân viên chăm sóc về lý do cô chọn công việc này, cô cho hay: “Cô làm việc này vì cơ thích cơng việc chăm sóc các cụ. Cô

thấy rất thương và yêu quý các cụ ở trong Trung tâm. Cơ coi họ như cha mẹ mình. Chứ tiền lương của cái nghề này thì đáng bao nhiêu” (nữ, 30 tuổi, nhân

viên chăm sóc).

Thái độ yêu nghề của nhân viên cơng tác xã hội đã ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơng tác chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm. Vì với mỗi cán bộ, nhân viên Trung tâm đều không chỉ xem đây là cơng việc và trách nhiệm của mình mà cịn thể hiện tình thương, sự kính trọng vớingười cao tuổi. Từ đó mới đem lại niềm vui, sự yêu thích, sự hăng say cơng việc đối với nhân viên cơng tác xã hội, đồng thời cũng giúp người cao tuổi vượt qua những khó khăn mà họ đang gặp phải.

Tiểu kết chương 2

Từ những phân tích đánh giá “Vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong

chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III”, chúng tôi

rút ra những kết luận như sau:

Trung tâm bảo trợ xã hội III về cơ bản đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tốt việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và cung cấp các dịch vụ khác cho các đối tượng ở Trung tâm nói chung, người cao tuổi nói riêng. Quy mơ tiếp nhận đối tượng phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi tại địa phương (mỗi năm, Trung tâm thực hiện việc chăm sóc ni dưỡng gần 100 người cao tuổi). Về nhân sự, Trung tâm đã bố trí, sắp xếp nhân sự thuộc các phòng, các bộ phận, tổ chun mơn phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu công việc. Lãnh đạo Trung tâm quan tâm tạo điều kiện về thời gian cho nhân viên thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn.

Người cao tuổi sống tại Trung tâm hầu hết là người già neo đơn, không nơi nương tựa, cuộc sống trước khi vào Trung tâm của họ khá vất vả, thiếu thốn

cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống tinh thần của người cao tuổi tại Trung tâm cần được quan tâm thực hiện.

Các hoạt động chăm sóc về y tế, chăm sóc đời sống vất chất, tinh thần kết hợp khuyến khích người cao tuổi tự rèn luyện sức khỏe, thể dục dưỡng sinh, đi bộ được người cao tuổi tham gia thực hiện tốt.

Hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người cao tuổi chưa được thực hiện hiệu quả. Khi người cao tuổi gặp khó khăn, chủ yếu là họ tự tìm đến bạn trong trung tâm hoặc nhân viên công tác xã hội để chia sẻ. Nhân viên Trung tâm chưa chủ động trong việc quan sát, tìm hiểu và phát hiện những khó khăn của người cao tuổi để có những hỗ trợ kịp thời. Ngồi ra, vẫn cịn xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa những người cao tuổi sống tại Trung tâm.

Rất nhiều yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trị của nhân viên cơng tác xã hội tại Trung tâm, nổi bật là trình độ chuyên mơn, các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc chăm sóc đời sống người cao tuổi và thái độ

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 70)