Người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 53 - 58)

4. Một số lý thuyết áp dụng

2.2. Người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

2.2.1. Đặc điểm của người cao tuổi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

Phân tích đánh giá đặc điểm của người cao tuổi tại Trung tâm thực chất là làm rõ đối tượng được chăm sóc, từ đó nhận diện rõ nhu cầu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tâm lý, truyền thơng và kết nối nguồn lực hỗ trợ người cao tuổi cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.2.1.1. Đánh giá chung về người cao tuổi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội III a) Về trình độ học vấn của người cao tuổi

Khảo sát về thực trạng học vấn của người cao tuổi tại trung tâm, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau: về học vấn của người cao tuổi ở mức độ biết đọc biết viết của người cao tuổi đang dần được nâng cao song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nhóm người cao tuổi thuộc diện bảo trợ đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

23.3

39.3 17.9

19.6

Chưa biết đọc, biết viết Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS, THPT Tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH

Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại Trung tâm (tỷ lệ %)

Theo kết quả khảo sát, người cao tuổi sống tại Trung tâm chưa bao giờ đến trường chiếm 23,3%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39,3%, tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 17,9 %, tốt nghiệp Trung cấp/cao đẳng/đại học chiếm 19,6%.

b) Về nghề nghiệp của người cao tuổi trước khi vào Trung tâm

Kết quả khảo sát chúng tôi thu được cho thấy, số người cao tuổi khơng có nghề nghiệp hoặc đi lang thang chiếm tỷ lệ cao nhất (37,5%), tiếp theo là làm

nông dân và công nhân (cùng chiếm 32,1%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là công chức, viên chức (12,5%).

c) Về hồn cảnh gia đình

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số những người cao tuổi tham gia khảo sát, số người cao tuổi neo đơn, góa, khơng nơi tựa chiếm tỷ lệ cao nhất (60,7%), đây là lý do chính để người cao tuổi đến sống tại trung tâm. Tiếp đến là số người cao tuổi còn con cháu chiếm tỷ lệ 28,6% và thấp nhất là người cao tuổi khơng cịn con cháu chiếm tỷ lệ 10,7%.

d) Lý do người cao tuổi vào sống tại Trung tâm

Để tìm hiểu lý do tại sao người cao tuổi lại vào sống tại Trung tâm, chúng tôi đã đưa ra 4 lý do để khách thể có thể lựa chọn: 1/ neo đơn, khơng nơi nương tựa; 2/ khơng muốn phiền con cháu; 3/ muốn có bạn bè để trị chuyện, vui chơi; 4/ để được chăm sóc tốt hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số những người cao tuổi tham gia khảo sát, 71,4% số người cao tuổi là người già neo đơn, không nơi nương tựa; 14,3% số người chọn phương án vào sống tại Trung tâm vì khơng muốn làm phiền con cháu; chỉ 10,7% số người cao tuổi vì muốn có bạn bè để trị chuyện, vui chơi và rất ít người cao tuổi muốn sống tại Trung tâm để được chăm sóc tốt hơn (3,6%).

Số liệu trên cũng dễ lý giải bởi nó phản ánh đúng với tâm lý chung của con người khi về già. Việc phải sống một mình là điều bất lợi đối với người cao tuổi bởi khi đó, họ sẽ cảm thấy sợ hãi, buồn phiền, cơ độc. Với họ, gia đình ln là chỗ dựa khi về già, “trẻ cậy cha, già cậy con”. Chính vì vậy, khi về già, họ muốn sống cùng con cháu để được hưởng niềm vui tuổi già, để được chăm sóc, nhờ cậy lúc ốm đau, trái gió trở trời.

Khi hỏi về vấn đề này, một người cao tuổi chia sẻ: “Không ai muốn vào

Trung tâm bảo trợ xã hội sống cả. Về già rồi, ai cũng muốn ở gần con cháu cho vui vẻ cửa nhà nhưng hồn cảnh khơng cho phép được như vậy. Tôi thất lạc con

cái từ hồi còn chiến tranh, cũng khơng biết nhờ ai để tìm cả, thành ra tơi vào đây thơi” (nam, 73 tuổi, sống ở Trung tâm được 3 năm).

2.2.2.2. Đặc điểm về tâm - sinh lý của người cao tuổi a) Về sinh lý

Trong tổng số người cao tuổi đang sống tại Trung tâm có 15 người cao tuổi bị khuyết tật nặng, cần phải có sự hỗ trợ chăm sóc đặc biệt của nhân viên công tác xã hội như hỗ trợ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân... 37 người cao tuổi bị bệnh tâm thần đã thuyên giảm; 40 người mắc các bệnh thông thường ở người cao tuổi, như cao huyết áp, suyễn, xương khớp, tim mạch... Như vậy, có tới 61,7% số người cao tuổi sống tại Trung tâm bị khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần; 38,5% số người cao tuổi bị mắc các bệnh thông thường của tuổi già.

b) Về tâm lý

Người cao tuổi là những người đã từng trải về cuộc đời, về già là lúc họ được nghỉ ngơi, an dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai về già cũng có được một cuộc sống đầy đủ, bình n. Cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm phải sống phụ thuộc vào chính sách trợ giúp của nhà nước, sự quan tâm thăm hỏi của cộng đồng, xã hội, sự chia sẽ giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và các đơn vị trong và ngồi thành phố, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới đời sống tâm lý của người cao tuổi tại Trung tâm.

Những vấn đề về tâm lý mà người cao tuổi gặp phải khi sống tại Trung tâm được thể hiện qua sơ đồ 2.2.

Kết quả khảo sát cho thấy có 35% số người cao tuổi không muốn giao tiếp với người khác, 60% số người luôn nhớ về quá khứ, nhớ người thân, 40% người hay lo âu, suy nghĩ. Do hoàn cảnh sống của người cao tuổi trước khi vào Trung tâm, thêm vào đó đa số người cao tuổi khơng có nguồn thu nhập hoặc có thu nhập thấp, khơng đủ khả năng chi tiêu cuộc sống, từ đó họ trở nên rối loạn tâm lý, hay lo âu, suy nghĩ, thiếu tự tin, không muốn giao tiếp.

25.93%

44.44% 29.63%

Không muốn g iao tiếp Nhớ về quá khứ Hay lo âu, suy nghĩ

2.2.2 2 . Nhu cầu của người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III

a) Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vật chất

Già là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi ở tất cả mọi người, nhưng q trình già hóa ở mỗi rất khác nhau, có người già sớm, có người già muộn, có người ốm yếu, có người khỏe mạnh,… Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi khơng chỉ kéo dài tuổi thọ mà cịn nâng cao chất lượng sống, giúp người cao tuổi tiếp tục sống khỏe, sống vui và sống có ích cho xã hội. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là thể hiện sự văn minh tiến bộ của chế độ xã hội. Vì thế, người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người cao tuổi thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm và thường hay mắc các bệnh mãn tính. Hầu hết người cao tuổi khi cịn sống tại cộng đồng vẫn phải lao động kiếm sống từng ngày, thậm chí là lao động kiếm sống với thu nhập rất thấp, công việc nặng nhọc cho nên hậu quả tất yếu của một mức sống thấp và kéo dài trong nhiều năm là tình trạng suy kiệt dinh dưỡng, bệnh tật và bất lực kinh tế trong việc khám và điều trị bệnh. Từ những lý do đó dẫn đến nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Trung tâm là rất lớn. Do đó, chế độ ăn và cách thức ăn uống sao cho phù hợp với người cao tuổi là hết sức quan trọng.

Chính vì nhu cầu bức thiết của người cao tuổi và cũng để đảm bảo sức khỏe cho họ, nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội III đã thực hiện:

Xây dựng thực đơn trong bữa ăn cho hợp lý: Bữa ăn của người cao tuổi cũng như bữa ăn gia đình, nên có đầy đủ các món như sau: món ăn cung cấp năng lượng (chủ yếu là chất tinh bột như cơm, bánh mì, cháo, bánh trưng, mì tơm...), món ăn chủ lực hỗn hợp giàu đạm béo chủ yếu cung cấp chất đạm và chất béo (như thịt các loại, cá và thủy sản, đậu các loại...). Ngoài ra, các loại rau củ quả cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể. Đồ uống: nước trắng, nước chè và có món canh trong bữa ăn hàng ngày.

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi: Trong những năm gần đây, đời sống xã hội của chúng ta đã được nâng cao mọi mặt, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dânThành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã nâng mức tiền ăn đối với người cao tuổi tại Trung tâm đến 1.400.000 đồng/tháng. Đối với người cao tuổi bị bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp thì Trung tâm thực hiện chế độ cho bệnh nhân ăn ít tinh bột, ít đường, ít muối và thường xuyên theo dõi cân nặng và chỉ số tăng huyết áp để theo dõi sức khỏe của đối tượng.

Sau các bữa ăn chính cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi như: các loại rau củ, cá, thịt, trứng... Trung tâm có món ăn tráng miệng, các loại sữa... ln thay đổi phong phú đảm đảm chất dinh dưỡng và khẩu vị của người cao tuổi.

4 0

60

Chăm sóc sức khỏe Ăn uống phù hợ p

Qua khảo sát về nhu cầu và hình thức chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Trung tâm, chúng ta nhận thấy tất cả người cao tuổi đều quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân, họ chọn mong muốn được chăm sóc sức khỏe ở mức độ cao. Tuy nhiên người cao tuổi lại chưa ý thức việc tự rèn luyện sức khỏe vì vậy tỷ lệ người cao tuổi muốn được tập thể dục, thể thao lại chưa cao.

b) Nhu cầu về chăm sóc tinh thần

Đối với người cao tuổi tại Trung tâm, họ coi Trung tâm là ngôi nhà thứ hai của họ và họ xác định sống hết cuộc đời cịn lại của mình tại đây. Vì vậy, sự quan tâm lẫn nhau giữa những người cao tuổi trong Trung tâm, sự quan tâm, thăm hỏi của lãnh đạo, nhân viên công tác xã hội đối với người cao tuổi tạo bầu khơng khí ấm cúng, tạo tinh thần thoải mái giúp họ bớt trầm cảm. Ngồi ra họ có nhu cầu được tơn trọng, được đồn tụ gia đình, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động do Trung tâm tổ chức. Theo như chúng tôi quan sát thấy, cứ mỗi khi Trung tâm tổ chức hoạt động tập thể (dọn dẹp vệ sinh Trung tâm, hoạt động hưởng ứng các ngày lễ Tết...) thì người cao tuổi tham gia rất nhiệt tình, sơi nổi và rất thích thú.

Một phần của tài liệu Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w