vững ở tỉnh Thái Bình
Một là, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về PTBV đóng một vai trò quan trọng đối với phát triển NNBV ở các địa phương cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. Nếu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về PTBV thực sự hợp lý và được triển khai đồng bộ sẽ tạo môi trường thuận lợi với những cơ sở pháp lý vững chắc để nơng nghiệp tỉnh Thái Bình PTBV. Hơn nữa sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chính sách cụ thể sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ln coi PTBV là một chủ trương nhất qn. Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Quan điểm PTBV đã được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và 2016 - 2020 của Tỉnh.
Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về PTBV trong thời gian qua là những điều kiện thuận để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nền nơng nghiệp phát triển một cách bền vững.
Hai là, mức độ phát triển của khoa học - công nghệ quốc gia
Mức độ phát triển của nền KH&CN quốc gia là những kết quả, những nấc thang mà KH&CN của quốc gia đó đạt được trên con đường phát triển. Nó được biểu hiện ở quy mơ, số lượng, trình độ, tốc độ và cơ cấu của nền KH&CN, trong đó, trình độ của nền KH&CN quốc gia giữ vai trò quan trọng nhất.
Mức độ phát triển của nền KH&CN là nhân tố tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự phát triển của KH&CN phục vụ nơng nghiệp. Theo đó, nếu nền KH&CN quốc gia càng phát triển thì càng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho KH&CN phục vụ nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu nền KH&CN quốc gia kém phát triển (nhất là về trình độ của KH&CN) thì khơng thể tạo ra được điều kiện thuận lợi, nền tảng vững chắc cho sự phát triển của KH&CN phục vụ nơng nghiệp.
Đến lượt nó, KH&CN phục vụ nơng nghiệp lại tác động một cách mạnh mẽ đến các nội dung và mục tiêu của phát triển NNBV. Thực tiễn phát triển NNBV ở nhiều địa phương trong cả nước đã chứng minh, KH&CN tác động đến phát triển NNBV trên cả ba tiêu chí: bền vững về mặt kinh tế; bền vững về môi trường; bền vững về mặt xã hội. Do đó, sự phát triển của KH&CN quốc gia đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển NNBV ở Thái Bình theo cả hai chiều hướng, tích cực và tiêu cực.
Ba là, hội nhập quốc tế
Việt Nam đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác với hầu hết các quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Đối thoại, tham gia vào các diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực như: WTO, ASEAN, APEC, ASEM, CPTPP và các Hiệp định tự do thế hệ mới đã ký kết. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nơng nghiệp. Đặc biệt, xu thế hội nhập quốc tế góp phần cho nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một số mặt như: mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp cũng làm cho thị trường nông sản, nhất là nông sản sạch cạnh tranh một cách quyết liệt hơn, cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Với một điểm xuất phát thấp, nếu khơng có một chiến lược đúng đắn và bước đi thích hợp, sản xuất nơng nghiệp ở phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng sẽ khó chen chân vào các thị trường khó tính như Nhật, Hàn
Quốc, EU, thậm chí nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” cũng hiện hữu.
Bốn là, thị trường
Thị trường cho phát triển nơng nghiệp hàng hóa bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và thị trường đầu ra cho nông sản. Tuy là nhân tố bên ngồi của q trình sản xuất (nghĩa hẹp) nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể sản xuất hàng hóa, hướng tới chun mơn hóa sản xuất nơng nghiệp. Thị trường với những nhu cầu được xác định đây vừa là mục tiêu vừa là động lực có tác động lớn phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tính đa dạng về nhu cầu của cư dân ở thị trường trong và ngoài nước tác động mạnh đến sự biến đổi số lượng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thị trường không những chỉ thực hiện việc tiêu thụ nơng sản mà cịn thực hiện việc thu hút các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất nơng nghiệp như: lao động, vốn, công nghệ, vật tư… bảo đảm cho nơng nghiệp phát triển mang tính ổn định và bền vững.
* Nhân tố bên trong
Một là, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình
Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến q trình phát triển NNBV. Thực tế cho thấy, nếu chính quyền ở địa phương có quyết tâm chính trị, năng lực tốt thì phát triển nơng nghiệp ở địa phương đó sẽ đạt được các mục tiêu bền vững và ngược lại. Do đó, trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển NNBV, Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình ln xác định ngồi việc định hướng phát triển, tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát huy có hiệu quả các nguồn lực và vai trị của các thành phần, lực lượng trong nơng nghiệp, việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách trong phát triển NNBV có vai trị đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đó, các khâu của q trình sản xuất, cơng tác hỗ trợ để phát triển NNBV được quan tâm. Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền các cấp của tỉnh ln xác định rõ những chủ trương, biện pháp huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư ngân sách cho phát triển nơng nghiệp. Đồng thời chỉ đạo phát triển tồn diện theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Cùng với đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình thực hiện nhất qn quan điểm khuyến khích và có các chủ trương cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn, công sức vào nông nghiệp và nông thôn. Bám sát mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị thủy sản, chăn nuôi, cây ăn quả; những lĩnh vực cây, con có nhiều lợi thế, mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực sản xuất đều được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Thái Bình, để đẩy nhanh CDCCKT nơng nghiệp theo vùng, phát huy lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Thái Bình cần quan tâm chỉ đạo cơng tác quy hoạch các vùng chuyên canh trên địa bàn các Huyện. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp, thực hiện cơ cấu nơng nghiệp với nhiều trình độ, lấy hiệu quả kinh tế gắn với thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Hai là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội * Về điều kiện tự nhiên
Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đó là: khí hậu, đất đai, nguồn nước. Vì vậy, có thể nói các nhân tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và biến đổi ngành nơng nghiệp của tỉnh Thái Bình.
Đất đai: Diện tích đất tự nhiên tồn Tỉnh là 158.635 ha trong đó: Đất nơng nghiệp là 107.792 ha, đất phi nông nghiệp là 50.386 ha, đất chưa sử dụng 457 ha [7]. Với đặc điểm này cho phép Thái Bình có thể chọn nơng nghiệp là một hướng quan trọng ưu tiên để phát triển.
Địa hình: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ Đồng bằng sơng Hồng, có tọa độ địa lý: 200 17 đến 220 44 vĩ độ Bắc và 1060 06 đến 1060 39 kinh độ Đơng. Phía Bắc Thái Bình giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (ngăn cách bởi sơng Luộc), phía Đơng Bắc giáp TP. Hải Phịng (ngăn cách bởi sơng Hóa), phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam
Định (ngăn cách bởi sơng Hồng), phía Đơng giáp Vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 50km và một vùng biển rộng. Mặt khác, Thái Bình nằm trong phạm vi ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đường bờ biển và hệ thống sơng ngịi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cách thành phố Hải Phịng 70km và cách thủ đơ Hà Nội 110km, là những thị trường tiêu thụ rộng lớn sản phẩm nông nghiệp, thủy sản là thế mạnh của tỉnh. Đồng thời là vựa lúa vùng Đồng bằng sơng Hồng nói riêng và Quốc gia nói chung. Vị trí địa lý trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Bình phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế trong mọi lĩnh vực với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oc. Số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.900mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 85 - 90%. Nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng vật ni có nguồn gốc nhiệt đới và ổn định. Tuy nhiên hiện nay sự biến đổi của khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp như sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng, hiệu ứng nhà kính, băng tan cũng như sự thay đổi thất thường của thời tiết nắng mưa đã và đang làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và chất lượng các loại nơng sản của tỉnh Thái Bình.
Có thể nói, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có vai trị quan trọng khơng thể thay thế trong sản xuất nơng nghiệp. Vị trí địa lý, đất, quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, độ phì nhiêu của đất đều có tác động đến sản xuất, phân bổ cây trồng, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và hiệu quả phát triển NNBV. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hiện tượng thời tiết thất thường tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi. Bão, lũ, hạn hán, sương muối làm thiệt hại mùa màng và làm giảm chất lượng nông sản. Chế độ khí hậu khơng ổn định làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn.
Tài nguyên nước: Tài nguyên nước trong dịng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sơng ngịi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong Tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy. Có thể thấy, nước có vai trị quan trọng đối với phát triển và phân bố cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nơng sản. Nguồn nước có sự phân bố theo mùa. Mùa mưa nhiều nước, thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, nếu vùng đất trũng có thể sẽ bị ngập úng một số nơi gây ra thiệt hại cho mùa màng, mùa khô thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Khoáng sản: Tài ngun khống sản ở Thái Bình rất phong phú với trữ lượng tương đối lớn, có một số loại tài nguyên chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao là nguồn nguyên liệu không những để phát triển các ngành cơng nghiệp mà cịn cung cấp những vật liệu phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
* Về điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế: cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, Thái Bình được đánh giá là một trong những Tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, liên tục từ năm 2015 đến năm 2019. Riêng trong năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GRDP) đạt 55.924 tỷ đồng tăng 10,3%, tổng giá trị sản xuất đạt 152.572 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018 [6].
Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2019 [6]
Thực tế cho thấy, nền kinh tế của tỉnh Thái Bình đang được thay đổi từng ngày, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực, người dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, phù hợp với thị trường. Cơng nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá. Tuy nhiên, nơng nghiệp ở Tỉnh cịn đối mặt với với nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Một số ngành, hàng được củng cố phát triển, trong đó các mặt hàng có lợi thế được ưu tiên để đầu tư chiều sâu tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Ngành cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, số dự án đi vào hoạt động tăng lên, nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu hướng phát triển khá. Đối với ngành du lịch và dịch vụ cần phải tập trung đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: Cồn Đen (huyện thái Thụy), Đồng Châu, Cồn Vành (huyện Tiền Hải), Chùa keo (huyện Vũ Thư).
Nguồn nhân lực: Theo thống kê dân số - lao động tính đến 31/12/2018 Thái Bình có 1.793.991 người, với 1.094.269 người trong độ tuổi lao động, đa số đều là lực lượng trẻ, khỏe, tỷ lệ lao động qua đào đào chỉ chiếm 18% và cơ bản hoạt động ở những ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở nơng thơn, cịn chịu ảnh hưởng bởi phong tục tập quán canh tác, tác phong trong sản xuất cịn manh mún, tiểu nơng, nhận thức về hàng hóa, thị trường cịn nhiều hạn chế, đây là những lực cản cho phát triển NNBV của Thái Bình trong thời gian qua.
Vốn và khoa học cơng nghệ: Vốn và khoa học kỹ thuật có tác động rất đến phát triển NNBV. Vốn cho nông nghiệp là nguồn lực ban đầu để tiếp cận với các nguồn lực khác. Tiến bộ KH&CN đang được ứng dụng mạnh mẽ góp
phần gia tăng chất lượng nơng sản. Nơng nghiệp cơ giới hóa, thủy lợi hóa, cách mạng xanh và cơng nghệ sinh học là yếu tố có tác động trực tiếp đến phát triển NNBV. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc đổi mới cơng nghệ chế biến góp phần nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu. Đối với tỉnh Thái Bình để phát triển nơng