Nguyên nhân thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 59 - 64)

* Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong kết luận số 97- KL/TW ngày 9/5/2014 của Bộ Chính trị, khóa XI về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, Trung ương nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp dựa trên đặc điểm, lợi thế của mỗi vùng, miền, địa phương; xác định rõ các cây trồng, vật ni có lợi thế, có thị trường; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các loại nơng sản chủ lực, các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu quốc gia và quốc tế”. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 357/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Kết luận số 54- KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ- CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về “Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn”; Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 về “Giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững”; Trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm thúc đẩy nông nghiệp cả nước phát triển một cách bền vững. Hệ thống chủ trương, chính sách trên là những định hướng lớn, là căn cứ pháp lý để cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Bình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển NNBV.

Thành công đạt được của phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình những năm qua do có sự đầu tư phát triển chung của ngành nơng nghiệp cả nước, cùng với đó là sự quan tâm đầu tư của Tỉnh, tính chất liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm chú trọng. Sự phát triển năng động của nơng nghiệp hàng hóa vùng đồng bằng sông Hồng mang lại đã tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một cách bền vững.

Hai là, mở cửa hội nhập kinh tế đem lại những thuận lợi cho nơng nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng

Trong lĩnh vực nơng nghiệp, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những biến đổi sâu sắc, đạt được những thành tựu trên nhiều mặt của cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế (trong đó xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế) và Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hiện nay Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ.

Đó là những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, ứng dụng KH &CN, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ chế biến vào sản xuất nơng nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ theo hướng tích cực đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất và nông dân chủ động tiếp cận với thị trường, nắm bắt những cơ hội mới để khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, đạt giá trị kinh tế cao, góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một cách bền vững.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, có sự chỉ đạo, quản lý sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp trong phát triển nơng nghiệp trên địa bàn Tỉnh

Đây là sự cụ thể hóa và đưa vào cuộc sống các Nghị quyết của Trung ương về phát triển nông nghiêp, nông dân và nông thôn. Sự chỉ đạo kiên quyết

của Ủy ban Nhân dân, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân đã kích thích sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, vùng nông thôn ổn định về mọi mặt, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Cụ thể, trên cơ sở các thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 07/11/2013 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới và nhiều văn bản khác; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 3013/2014/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/12/2018 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một số xã ban hành nghị quyết về: công tác tuyên truyền; dồn điền, đổi thửa; xây dựng nếp sống văn hoá; xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp. 100% số xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban quản lý, các tổ giúp việc ban chỉ đạo cấp xã; ban dồn điền, đổi thửa ở thơn; phân cơng cán bộ đảng, chính quyền, đồn thể phụ trách, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các thơn.

Các chương trình, đề án, dự án phát triển NNBV của Tỉnh như: đề án mỗi xã một sản phẩm, đề án phát triển đàn bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025; dự án nghiên cứu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo; đề án Tăng cường áp dụng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm; đề án Phát triển sản xuất rau an toàn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn

VietGAP; Đề án hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn; đề án Tái cơ cấu giống lợn nhằm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi; đề án Phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gà; đề án Phát triển các mơ hình kinh tế hợp tác (nhóm hợp tác, hợp tác xã) trong sản xuất nơng nghiệp; đề án Quy hoạch tổng thể thủy sản; dự án Hỗ trợ phát triển thương hiệu ngao sạch chất lượng cao tại thị trường nội địa và xuất khẩu; dự án Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngao Thái Bình.

Hai là, do có sự cần cù, thơng minh, sáng tạo của người nơng dân trong q trình phát triển nơng nghiệp bền vững

Cũng giống như người dân cả nước nói chung, người dân ở Thái Bình ln có đức tính cần cù được biểu hiện ở sự nhiệt tình với nghề nghiệp, lịng u lao động, u cơng việc; là tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc; là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động nhằm đạt được kết quả lao động tốt nhất. Không chỉ cần cù, siêng năng, trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và hội nhập quốc tế, nơng dân tỉnh Thái Bình cịn có sự năng động, thơng minh, sáng tạo trong xây dựng các mơ hình kinh tế thích ứng với những điều kiện mới. Biết phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của địa phương, áp dụng các hình thức sản xuất tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất, đáp ứng nhu cầu không ngừng gia tăng và ngày càng đa dạng. Chính những điều đó đã làm nên thành cơng trong phát triển NNBV ở Thái Bình những năm qua.

Ba là, vai trị của các hiệp hội, tổ chức đồn thể đã được phát huy

Thành công trong phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ các hiệp hội và tổ chức đoàn thể. Trong những năm qua, các tổ chức đồn thể - chính trị xã hội các cấp ở tỉnh Thái Bình ln tập trung chú trọng tuyên truyền, tập hợp, vận động các thành viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia, từ đó làm cho mỗi người dân nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp phát triển NNBV. Hội Liên hiệp Phụ nữ đã lồng ghép 05 nội dung của cuộc vận động với phong trào

“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”, qua đó đã động viên hội viên, phụ nữ tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo phát triển sản xuất, xóa nhà tạm, phát động mỗi chi hội gắn với một cơng trình cụ thể về bảo vệ mơi trường. Hội Cựu chiến binh vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”; triển khai xây dựng 86 mơ hình, cơng trình mang tên cựu chiến binh đảm nhận; vận động hội viên cựu chiến binh chung tay giúp đỡ các hội viên có hồn cảnh khó khăn xóa nhà tạm cho 07 hội viên; tham gia làm các cơng trình thủy lợi, nạo vét hơn 16,4km kênh mương cấp 2,3; tham gia xây dựng 11,015 km kênh mương cấp 1, nạo vét nhiều hồ đập bị vùi lấp, sụt lún, tham gia vào việc giải phóng mặt bằng ở các thơn để làm đường theo cơ chế đặc thù [56].

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 59 - 64)