công nghệ trong nông nghiệp
Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Quan điểm được xác định trên cơ sở về vị trí, vai trị của nguồn nhân lực và KH&CN đối với phát triển NNBV. Cả hai yếu tố trên là nguồn lực cơ bản với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn các mục tiêu mà phát triển NNBV đề ra. Định hướng PTBV ở Việt Nam coi con người là trung tâm của PTBV, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân là nguyên tắc đầu tiên.
Đến nay nơng nghiệp của cả nước nói chung, của tỉnh Thái Bình nói riêng vẫn là lĩnh vực chậm phát triển. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, chịu nhiều tác động của thị trường. Tài nguyên đất chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả; nguồn nhân lực ở nông thôn phần nhiều chưa qua đào tạo, chất lượng thấp; ơ nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng; trình độ ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp hạn chế, sản phẩm trong nông nghiệp chịu nhiều thua thiệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Có nhiều ngun nhân của tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực và khả năng ứng dụng KH&CN vào nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN trong tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của Thái Bình trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Quán triệt quan điểm này cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
Một là, nâng cao trình độ cho nơng dân
Cần trang bị cho nơng dân của Thái Bình những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như hướng dẫn kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, canh tác mới nhất, hướng dẫn nơng dân xây dựng mơ hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả như
VAC, RVAC,… Bồi dưỡng cho nơng dân những kiến thức trong kinh doanh như kiến thức về tiếp cận thị trường và khả năng thích ứng với thay đổi nhanh chóng của nó; kiến thức về maketing, giới thiệu sản phẩm; những kiến thức về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cho thương hiệu hàng hóa nơng sản.
Hai là, nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở nơng thôn
Tập trung nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho đội ngũ lao động ở nông thôn là vấn đề vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những năm tiếp theo của Tỉnh. Tích cực tham gia đào tạo nghề cho người lao động theo các đề án của Bộ, của tỉnh. Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở, các trường đào tạo nhân lực và các trung tâm, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài Tỉnh cần phải được chú trọng trong thời gian tới. Tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp cả về cơ chế, chính sách, cơng tác phối hợp và hoạt động triển khai trong thực tế để nâng cao hiệu quả đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp của Tỉnh.
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các khâu, các bước của sản xuất nông nghiệp của Tỉnh
Khoa học và công nghệ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của mặt hàng nơng sản, hơn nữa áp dụng KH&CN tiên tiến sẽ hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường sống ở khu vực nơng thơn. Theo đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào lĩnh vực nông nghiệp cần hướng đến tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng quá trình sản xuất, ưu tiên cơng nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm mơi trường, giải phóng sức sản xuất trong lao động nông nghiệp. Việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp phải xuất phát từ yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, phù hợp với đặc điểm nơng nghiệp của Thái Bình và phục vụ trực tiếp cho phát triển NNBV.