Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình phải phát huy được vai trị trách nhiệm và tính sáng tạo của các chủ thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 75 - 77)

huy được vai trị trách nhiệm và tính sáng tạo của các chủ thể

Đây là quan điểm xác định vai trò và trách nhiệm của các lực lượng tham gia phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình. Quan điểm được xác định dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành cách mạng. Phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình là quá trình lâu dài và phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong số các chủ thể đó, vai trị của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, phát triển NNBV trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các trang trại, gia trại, hộ gia đình và từng địa phương. Những tìm tịi thử nghiệm của các chủ trang trại, gia trại, hộ gia đình là cơ sở thực tiễn giúp gợi mở cho việc hoạch định đường lối của các cấp ủy đảng và giúp cho quy hoạch của các cấp chính quyền đúng đắn hơn, khả thi hơn. Ngược lại, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy đảng cùng công tác quản lý khoa học của các cấp chính quyền sẽ giúp cho q trình phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình có hiệu quả và đúng hướng. Chính vì vậy, để đảm bảo sự thành cơng trong phát triển NNBV ở Thái Bình địi hỏi phải phát huy vai trị trách nhiệm, tính sáng tạo của tất cả các chủ thể.

Quán triệt quan điểm trên cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, phát huy vai trị của Đảng ủy và chính quyền các cấp trong tồn Tỉnh

Phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình là một nhiệm vụ lâu dài, chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần phải phát huy vai trị, trách nhiệm của các chủ thể, trong đó quan trọng nhất là Đảng ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Muốn vậy cần có cơ chế hoạt động hiệu quả nhất, cần phân cấp, phân nhiệm rõ ràng giữa những bộ phận khác nhau. Trong đó, Đảng ủy các cấp đóng vai trị lãnh đạo tồn diện hoạt động của hệ thống

chính trị trong Tỉnh để phát triển NNBV. Chính quyền các cấp quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và tổ chức thực hiện để phát triển NNBV một cách tốt nhất.

Hai là, phát huy vai trị của nơng dân tham gia phát triển nông nghiệp bền vững

Nông dân là đối tượng chính, là chủ thể và là trung tâm của q trình phát triển NNBV. Mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng sẽ trở nên vô nghĩa nếu khơng được người dân đón nhận và tổ chức thực hiện. Vì vậy, phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường ở địa phương.

Quán triệt quan điểm trên yêu cầu phát huy tối đa nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đồn thể, hội nơng dân, các thành phần kinh tế tham gia vào trong chuỗi giá trị, tạo ra hàng nơng sản có chất lượng ngày càng cao, trên cơ sở bảo đảm hài hịa về lợi ích, mang lại hiệu quả kinh tế. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; xây dựng xã hội ở nơng thơn ổn định, hịa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực cho phát triển NNBV.

Ba là, huy động sự tham gia của các tổ chức đồn thể thực hiện chiến lược phát triển nơng nghiệp bền vững

Các tổ chức đồn thể ở nơng thơn như: Đồn thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân vừa là nơi cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp ủy Đảng các cấp đề ra, đồng thời có thể là nơi triển khai các kỹ thuật canh tác mới nâng cao trình độ của nơng dân. Các tổ chức, đồn thể ở nơng thơn cịn là nơi hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý, bảo đảm quyền lợi của nông dân.

Các tổ chức đồn thể cịn có vai trị đồn kết nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ của công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bảo đảm cho nông dân, nhất là ở những địa bàn ít có khả năng tiếp cận

thơng tin, đóng góp vào q trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển của địa phương, tạo nên sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w