công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững
Đây là giải pháp đột phá để phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình. Bởi, KH&CN là một bộ phận của nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. Ngày nay KH&CN là một trong những nhân tố giữ vị trí trung tâm, kết nối các nguồn lực và giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đảng ta khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, để nơng nghiệp Thái Bình PTBV trong thời gian tới cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến vào các khâu, các bước của quá trình sản xuất.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng đẩy mạnh sự CDCCKT, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sạch, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu trong và ngoài Tỉnh cũng như xuất khẩu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của KH&CN đối với sản xuất nông nghiệp, Đề án Tái cơ cấu ngành Nơng nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học công nghệ và tăng cường khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Coi khoa học công nghệ là nhân tố chính cho tăng trưởng nơng nghiệp, kết hợp với đổi mới tổ chức sản xuất để đảm bảo phát triển ổn định” [50].
Để triển khai và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, Tỉnh cần thực hiện tốt nội dung biện pháp sau:
Một là, tăng cường đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên nghiên cứu cho nông nghiệp công nghệ cao
Trong lĩnh vực trồng trọt, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo nghiệm đưa vào cơ cấu sản xuất các giống cây trồng như: giống lúa, mía, dừa, chuối, rau màu, cây lâm nghiệp có năng suất chất lượng cao thích ứng với từng vùng sinh thái; chú trọng phục tráng, bảo tồn các giống cây trồng bản địa làm cơ sở bảo tồn nguồn gen quý hiếm, chỉ giới địa lý với những cây trồng đặc trưng. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng chất lượng cao và phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất giống cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia. Có giải pháp để triển khai việc hợp tác với Công ty Lavifood trong việc đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến tại tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng phục vụ nhu cầu trong Tỉnh.
Trong lĩnh vực chăn nuôi: tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật như: chăn nuôi hữu cơ, chăn ni an tồn VietGAHP, liên kết, hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu tại Thái Bình. Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển đàn trâu bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo”, dự án đầu tư ni bị Úc với quy mơ 10.000 con tại xã Hồng Minh (Hưng Hà); dự án đầu tư nuôi lợn nái với quy mô 6.200 con tại xã Thụy Duyên (Thái Thụy) của Tập đồn Hịa Phát; dự án ni bị Úc - giun - lươn dự kiến đầu tư tại xã Duyên Hải (Hưng Hà) của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển kinh tế trang trại Thành Tín (Hà Nội)... và cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ để triển khai Đề án nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu chăn ni trên địa bàn Tỉnh. Cùng với đó cần nghiên cứu bảo tồn lai tạo các giống, con giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: lợn siêu nạc, bò sữa… để chọn ưu thế lai tốt, chọn tạo các giống gà, vịt siêu thịt và siêu trứng theo hướng sạch và chất lượng. Đồng thời ứng dụng công nghệ mới tạo
ra vắc xin và chế phẩm sinh học dùng cho phịng trị và chẩn đốn bệnh vật nuôi; sử dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý chất thải do chăn nuôi thải ra.
Trong nuôi trồng thủy sản: phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao. Nâng cao năng lực, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ với bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng các quy trình cơng nghệ ni trồng an tồn sinh học, cơng nghệ sạch, ít xả thải và đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, cơng nghệ ni mới thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu giải pháp kiểm sốt dịch bệnh, phịng trừ dịch bệnh hiệu quả đối với các bệnh thường gặp. Cơng tác phịng chống dịch bệnh trong ni trồng thủy sản lấy phịng bệnh là chính, phịng chống bệnh gắn chặt, không tách rời với quản lý nuôi trồng, thông qua quản lý giống tốt, sạch bệnh, quản lý môi trường vùng nuôi và áp dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, phát triển nuôi cá lồng theo quy hoạch; tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi áp dụng quy trình ni trồng thủy sản tốt (VietGAP) vào sản xuất, giảm thiểu tối đa các tiêu cực từ việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Hai là, xây dựng và thực hiện tốt chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 trong nơng nghiệp, tỉnh Thái Bình cần phải xây dựng được một hệ thống các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ bao gồm các lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và một số chương trình khác có liên quan. Các chương trình này vừa phản ánh những yêu cầu cơ bản, cấp bách của sản xuất, vừa góp phần tác động vào từng yếu tố cho đến tồn bộ lực lượng sản xuất nơng nghiệp nói chung. Các chương trình tiến bộ KH&CN trong nơng nghiệp phải có mục tiêu cuối cùng và mục tiêu từng bước; các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức có liên quan với nhau cần được thực hiện trong một thời gian nhất định, dưới sự chỉ đạo thống nhất. Trong kế hoạch thực hiện chương trình,
cần xác định mục tiêu cụ thể và thời gian cụ thể, những biện pháp cụ thể về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, những đảm bảo về vật chất và tài chính, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia chương trình.
Phương thức hoạt động ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp theo chương trình sẽ có ý nghĩa lớn, khơng những bảo đảm tính kế hoạch chặt chẽ, mà cịn linh hoạt, cho phép tập hợp những khả năng hiện có và sẽ có vào các nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu trọng điểm trong từng thời kỳ mà yêu cầu thực tiễn của nông nghiệp của Tỉnh đặt ra. Khi tổ chức thực hiện chương trình phải căn cứ vào mục tiêu của chương trình để xác định trách nhiệm, quyền hạn cần thiết, chỉ định cơ quan chủ trì thích hợp. Tiêu chuẩn đánh giá là mang lại nhiều hiệu lực hoạt động mới cho KH&CN trong điều kiện nhất định, hoặc góp phần vào việc phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn Tỉnh.
Ba là, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ của ngành nông nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
Đối với đội ngũ cán bộ KH&CN: số cán bộ có trình độ đại học, trên đại học và trung cấp kỹ thuật nơng nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong triển khai nghiên cứu KH&CN của ngành nông nghiệp của Tỉnh. Đội ngũ cán bộ này về cơ bản đều có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chun mơn khá tốt, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Phát triển mạnh đội ngũ cán bộ KH&CN trong ngành nông nghiệp hiện nay phải dựa trên cơ sở các hệ thống đào tạo của Tỉnh và Nhà nước. Cùng với việc đào tạo mới, cần coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ KH&CN ngày càng mạnh về chất lượng và đông về số lượng. Tiếp tục đào tạo kỹ sư thực hành và cán bộ trung cấp kỹ thuật để tăng cường cho cấp huyện và cấp xã. Tỉnh cần sớm có chủ trương, chính sách khuyến khích và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng
thơn. Có chính sách thu hút đội ngũ này về làm việc tại các vùng nơng thơn, để họ có điều kiện chuyển giao nhanh chóng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ mới cho nông dân và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời gấp rút mở rộng đào tạo công nhân lành nghề, các kỹ thuật viên cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các trạm trại và trung tâm chuyển giao kỹ thuật công nghệ ở từng địa bàn nông thơn.