Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực của Tỉnh phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 80 - 85)

nhân lực của Tỉnh phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững

Nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, đây là những nguồn lực cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển NNBV của tỉnh Thái Bình. Trong nơng nghiệp, nguồn tài nguyên nói chung, đặc biệt đất đai nói riêng là tư liệu sản xuất chủ yếu khơng thể thay thế được. Nó tham gia vào q trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai sử dụng trong nơng nghiệp có những đặc điểm khác với tư liệu sản xuất khác, nó khơng tự sinh sơi, nảy nở mà bị giới hạn về số lượng và là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Tài ngun nước, khống sản… cũng khơng phải là vô tận, nếu việc khai thác, sử dụng khơng đúng quy trình sẽ dẫn đến cạn kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sản xuất cũng như mơi trường sống của người dân. Cùng với nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao có vai trị quan trọng đáp ứng yêu phát triển NNBV của Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Để huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực cho phát triển NNBV, trong thời gian tới tỉnh Thái Bình cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tiến hành khảo sát đánh giá lại nguồn tài nguyên làm cơ sở cho việc phân loại, bố trí, quy hoạch và sử dụng theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa bàn

Việc điều tra đánh giá phân loại đất đai, nguồn nước và khống sản của tỉnh Thái Bình, một mặt nhằm đánh giá chính xác tiềm năng các nguồn tài nguyên có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, mặt khác nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng các nguồn tài nguyên

phục vụ cho nông nghiệp của Tỉnh có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Khảo sát, đánh giá các nguồn tài nguyên giúp cho các cơ quan chức năng có những luận cứ khoa học trên cơ sở đó sẽ quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp với những loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp điều kiện thực tế, khai thác lợi thế của từng địa phương, vùng sản xuất. Trong đó, đánh giá chính xác các loại đất đai là việc làm quan trọng của Tỉnh, nếu đánh giá chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, để phát huy lợi thế, nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, tiện lợi cho chế biến và tiêu thụ, khắc phục được tình trạng nhỏ lẻ và phân tán trong sản xuất. Đánh giá số lượng, chất lượng đất đai là hai mặt của điều tra cơ bản nguồn tài nguyên đất. Đây là cơng việc cần thiết nhưng hết sức tốn kém. Vì vậy, cần tiến hành từng bước, có sự đầu tư và phối hợp với các ngành khoa học khác.

Hai là, sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đất nơng nghiệp sang mục đích khác

Tỉnh phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nơng nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng, đây vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Tỉnh. Đồng thời cũng là biện pháp hạn chế việc chuyển đất nơng nghiệp sang các mục đích sử dụng đất khơng hợp lý và chưa cần thiết khác. Để sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp của Tỉnh cần phải có chiến lược dài hạn và chính sách quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp, đất trồng cây lương thực một cách khoa học hợp lý nhằm bảo vệ đất trồng cây lương thực một cách chặt chẽ. Bố trí sản xuất đất nơng nghiệp theo vùng đã được quy hoạch, giữ vững và ổn định diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch.

Những dự án lấy đất nông nghiệp chưa hiệu quả và không hợp lý, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của nơng dân đều được quy trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân nào phê duyệt, xử phạt nghiêm minh đúng pháp luật hiện hành.

Không dùng sức mạnh hành chính ép nơng dân trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhường chỗ cho các khu cơng nghiệp. Mục đích của việc làm trên là phát huy dân chủ cho nơng dân có quyền được ý kiến về dự án thu hồi đất của họ, người dân có quyền đồng ý hay kiến nghị về giá cả và khung giá đất đó.

Ba là, đẩy mạnh việc tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác theo quy mô cơng nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn

Tập trung ruộng đất là một trong những chủ trương, chính sách lớn mà Đảng và Nhà nước đã ban hành. Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến lịch sử, đến mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến tập quán trong cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Vì vậy, Tỉnh cần làm thật sâu, thật tốt, thật kỹ công tác tuyên truyền vận động để người nông dân hiểu rõ chủ trương “dồn điền, đổi thửa” cũng như chủ trương “tập trung ruộng đất” của Đảng và Nhà nước ta. Cần quan tâm đặc biệt đến chính sách hoặc quy ước về việc chuyển đổi, cho thuê mướn đất, nhất là chủ trương “tập trung ruộng đất” để người thuê đất cũng yên tâm với chính sách đất đai lâu dài, ổn định của Nhà nước; người cho thuê đất cũng dần dần thay đổi nhận thức, nếu có ruộng đất làm ăn kém hiệu quả thì sẵn sàng chuyển nhượng cho người khác để chuyển sang làm việc ở các ngành nghề khác hoặc đến làm cho chủ thuê đất để được trả công hợp lý và thỏa đáng. Việc triển khai chủ trương trên cần làm điểm ở một số huyện; các huyện còn lại mỗi huyện nên chọn một xã để tuyên truyền chỉ đạo làm điểm lấy đó để rút kinh nghiệm mở rộng sản xuất “một vùng, một giống, một thời gian” đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bốn là, triển khai nghiên cứu, đánh giá và phân loại lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh hiện nay

Để thực hiện của mục tiêu của Quy hoach tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến 2020 và định hướng đến năm 2030 trong điều kiện lợi thế có sẵn về tài nun thiên nhiên, vị trí địa lý hầu như không đáng kế, nền kinh tế của Tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp thì

nguồn nhân lực thực sự trở thành nền tảng phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập và phát triển. Bởi vậy, Thái Bình cần sớm tổ chức nghiên cứu đầy đủ thực chất về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nơng thơn, tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại, gia trại. Trên cơ sở đó, xác định hướng để củng cố về số lượng và tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bố lại lao động gắn liền với sử dụng các nguồn lực khác cho hợp lý với yêu cầu về phát triển nông nghiệp bền vững của Tỉnh.

Năm là, biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực nông nghiệp là phân bổ hợp lý giữa các vùng

Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng là q trình phân cơng lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động sang công nghiệp và dịch vụ; giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và tăng lao động trong chăn ni. Cùng với q trình đó sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơng nghiệp và dịch vụ, số lao động từ ngành nông nghiệp dôi ra là nguồn phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

Do đó, cần phải chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn theo hướng: đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến trong nơng thơn; thương mại - dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trường. Bên cạnh đó các huyện, các xã trong tỉnh cần phải phát triển các ngành: Chế biến đồ gỗ dân dụng, nghề đan, nghề cơ khí, nghề chế biến các sản phẩm nông nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.

Sáu là, thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trong nông thôn trên địa bàn Tỉnh

Nguồn nhân lực có thể nói là khá dồi dào, nhưng trình độ chun mơn cịn thấp, tỷ lệ lao động khơng được đào tạo nghề ở Thái Bình rất cao. Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động của Thái Bình có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị và nơng thôn. Hiện nay với 62% lao động đang làm việc trực tiếp ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 15,70% [7], lực lượng lao động còn lại cơ bản chưa qua đào tạo, chất lượng lao động lại thấp. Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn quá thấp đang là trở ngại rất lớn cho phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni ở tỉnh. Chính vì lẽ đó mà nâng cao nâng

cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trong nơng thơn tỉnh Thái Bình hiện nay là u cầu cấp bách, tạo điều kiện cho chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp NNBV.

Trước hết cần có chính sách thỏa đáng để bồi dưỡng, đào tạo lại và hỗ trợ sử dụng thật tốt nguồn nhân lực hiện có, tổ chức đào tạo lại cho cán bộ kỹ thuật trung tuổi bằng các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn theo chuyên ngành ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, cập nhật các thông tin khoa học. Ngoài việc đào tạo phổ cập những kiến thức cơ bản, cần có những

tài liệu học tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Kết hợp câu lạc bộ địa phương theo ngành nghề, như kết hợp các hội: Hội những người chăn nuôi giỏi, Hội những người làm vườn giỏi, Hội những người ni cá giỏi để nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động nơng nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Mặt khác, Thái Bình cần thực hiện một số chính

sách thơng thống hơn nhằm thu hút nhân tài, kể cả ký hợp đồng nghiên cứu những vấn đề lớn, bức xúc mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Tạo mọi thuận lợi cho con em Thái Bình ở các trường Đại học sau khi tốt nghiệp đạt loại khá trở lên ra trường trở về xây dựng quê hương. Đồng thời, trong thời gian tới, Thái Bình cần cơ chế, chính sách đưa trí thức về nơng thơn, vùng đặc biệt khó

khăn, mỗi xã có ít nhất 1 kỹ sư nơng nghiệp làm nòng cốt cho việc thay đổi cách thức làm ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để khơng ngừng tăng năng suất, chất lượng hàng hóa nơng sản, tăng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác cho bà con nông dân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 80 - 85)