Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

* Nguyên nhân khách quan

Một là, tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh và có sự biến động của thị trường

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu. Thời gian qua có nhiều khó khăn đối với sản xuất kinh doanh nơng nghiệp như: xuất hiện nắng nóng kéo dài, mưa bão gây ngập úng trên diện rộng; tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ngày có nhiều diễn biến phức tạp trên quy mô rộng và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch điều đó đã ảnh hưởng đến cả cây trồng, vật nuôi và con người. Cùng với ảnh hưởng của giá cả, thị trường cũng có nhiều biến động khơng ổn định làm cho sản xuất cũng như đời sống của nhân dân, nhất là nông dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong chăn ni nhiều gia đình, trang trại khơng tái đàn, chuồng bị bỏ trống.

Hai là, nơng nghiệp phát triển chưa thật tồn diện, cơ chế quản lý nguồn lực về đất đai, khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững

Sản xuất nơng nghiệp của Tỉnh cịn manh mún, việc đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng triển khai chậm. Đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, xúc tiến thương mại để phát triển thị trường tiêu thụ nơng sản cịn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao.

Quy mô, năng lực sản xuất nhỏ, phân tán thiếu tập trung; cơng nghệ sinh học, cơ khí hóa áp dụng vào sản xuất, chế biến nông sản chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, mức độ rủi ro và tổn thất sau thu hoạch là rất lớn, mặt khác cơ chế quản lý KH&CN chưa động viên được nhiều các nhà khoa học, các doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư, ứng dụng, chuyển giao vào sản xuất. Đó là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nơng sản. Cùng với đó, quy mơ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình quân mỗi hộ dân thấp, phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau; nhiều chính sách quản lý về đất đai chưa khuyến khích được việc tập trung ruộng đất, chưa tạo được sự hấp hẫn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với quá trình CNH, HĐH, quỹ đất dành cho các mục đích phi nơng nghiệp ngày càng tăng làm cho quy mô đất nông nghiệp bị thu hẹp đã ảnh hưởng đến mở rộng, phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nơng nghiệp của Tỉnh cịn mang tính tự phát, quy mơ nhỏ cịn mang tính phổ biến. Chăn ni theo hộ gia đình, nhỏ lẻ cịn nhiều trong khu dân cư, trong chăn nuôi việc sử dụng chất cấm chưa được kiểm sốt chặt chẽ và dễ gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường khó kiểm sốt.

* Ngun nhân chủ quan

Một là, công tác quản lý nhà nước, kế hoạch, quy hoạch chưa hiệu quả, kịp thời, chưa phát huy được lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường

Quản lý nhà nước về sản xuất nơng nghiệp, quản lý chất lượng an tồn sản phẩm chưa cao. Việc sản xuất khơng theo quy hoạch, cịn tùy tiện dẫn đến

cung cầu còn mất cân đối. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và quy hoạch sản xuất nơng nghiệp tỉnh Thái Bình định hướng đến 2020 ở địa phương tiến hành chậm, làm cho công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, triển khai thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao. Định hướng phát triển cịn thiếu yếu tố thơng tin về thị trường, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và chậm có sự điều chỉnh do những biến động của các yếu tố trên. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp chưa được hình thành ổn định. Vì thế, khi có sự lên xuống của giá cả, người nơng dân thường vì lợi ích trước mắt mà tự phá bỏ hợp đồng, kế hoạch kinh tế cũng như quy trình sản xuất và đầu tư khơng đúng với quy hoạch đã được các cấp phê duyệt.

Hai là, nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất nơng nghiệp chất lượng cịn thấp

Trình độ, năng lực cán bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nơng dân cịn nhiều hạn chế. Số lao động được đào tạo, có trình độ cao về nông nghiệp đang trực tiếp tham gia sản xuất thấp. Phần lớn nơng dân cịn hạn chế trong việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nhất là cơng nghệ sinh học thân thiện với mơi trường; tình trạng trình độ người lao động thấp, đây là yếu tố cơ bản làm hạn chế khả năng nắm bắt thông tin về thị trường. Việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, tư tưởng bảo thủ trì trệ, khơng chịu thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu vẫn cịn tồn tại trong ý thức người dân, điều đó đã cản trở rất lớn đến sự phát triển NNBV ở địa phương.

Cơng tác nghiên cứu, chuyển giao KH & CN cịn chậm, làm cho năng suất,

chất lượng và hiệu quả sản phẩm chưa có bước đột phá. Trình độ tiếp thu KH

& CN mới, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp cơng nghệ cao cịn hạn chế.

Ba là, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nơng nghiệp, nơng thơn cịn thấp

Việc ban hành chính sách về nơng nghiệp cịn nhiều bất cập, khó tiếp cận, một số chính sách chưa đi vào thực tế cuộc sống, nhiều chính sách được ban hành nhưng khơng đồng bộ, cịn chồng chéo. Nơng nghiệp, nơng thơn được đầu tư

chưa nhiều, phân bổ vốn đầu tư trong nội bộ ngành mới chủ yếu tập trung cho phát triển hạ tầng, trực tiếp đầu tư cho sản xuất nơng nghiệp cịn thấp.

Những năm gần đây hệ thống hạ tầng sản xuất, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Số hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi nhưng cơ bản hoạt động kém hiệu quả cịn hình thức. Các doanh nghiệp ít đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp do sản xuất và dịch vụ nông nghiệp hiệu quả mang lại không như mong đợi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)