Đẩy mạnh liên kết giữa các nhà (5 nhà) trong phát triển nông nghiệp bền vững của Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 92 - 99)

nghiệp bền vững của Tỉnh

Đây là giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa các nhà trong thực hiện các trụ cột phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình. Quán triệt quan điểm của Đảng: “Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nơng sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia” [11, tr.282]. Để sản xuất nơng nghiệp ở Thái Bình PTBV địi hỏi trong thời gian tới phải đẩy mạnh và mở rộng mối liên kết giữa các nhà trong phát triển nông nghiệp.

Thực tiễn phát triển nơng nghiệp Thái Bình thời gian qua cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu tính bền vững là do mối

liên kết giữa các nhà vẫn còn lỏng lẻo; từng chủ thể chưa nhận thức và phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình trong chuỗi giá trị sản phẩm của nhà nơng. Do đó, trong thời gian tới, để nơng nghiệp Thái Bình phát triển một cách bền vững cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết giữa các nhà của quá trình này.

Thực hiện giải pháp này cần chú trọng và thực hiện các biện pháp sau:

Một là, phát huy vai trò điều tiết, điều phối và định hướng của chính quyền các cấp

Nhà nước đóng vai trị tổ chức điều phối giữa các thành phần các nhà. Do đó, nhà nước phải có kế hoạch cụ thể cho q trình liên kết, thúc đẩy các mơ hình hợp tác, câu lạc bộ, nhóm sản xuất của nơng dân. Chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình cũng cần xây dựng chiến lược quy hoạch các vùng nguyên liệu có tiềm năng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Cùng với đó, Tỉnh cần quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện củng cố hợp tác xã nông nghiệp triên địa bàn. Bên cạnh đó cần tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp triên địa bàn Tỉnh một cách toàn diện, tập trung giải quyết những vướng mắc, tồn tại của các hợp tác xã nông nghiệp về nợ đọng, đất đai, tài sản, tài chính; xây dựng những nội dung hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới phù hợp với luật hợp tác xã năm 2012; tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã có đủ điều kiện thực hiện các nội dung trong chương trình xây dựng nơng thơn mới và các chương trình phát triển KT - XH. Bên cạnh đó, UBND các cấp cần có biện pháp cụ thể hỗ trợ cụ thể để các hợp tác xã nông nghiệp nghiên cứu chuyển hướng hoạt động theo mơ hình kinh doanh, dịch vụ tổng hợp đa ngành, mở rộng phát triển các ngành nghề dịch vụ mới để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của xã viên và người dân nông thôn, với mục tiêu khơng để ai bị bỏ lại phía sau.

UBND Tỉnh, sở KH&CN, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, nhất là về giống, đưa cơ giới vào sản xuất, cũng như công nghệ sinh học, bảo quản chế biến, thông tin… Những biện pháp nói trên sẽ góp phần tạo động lực để hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trị hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ nơng dân phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện tối đa hóa lợi ích của xã viên, người nông dân và thực sự là tổ chức dẫn dắt người nơng dân ra với thị trường có hiệu quả.

Hai là, đối các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, chủ động liên kết với chính quyền và nhân dân trong phát triển nông nghiệp bền vững

Để thúc đẩy q trình liên kết trong sản xuất nơng nghiệp, các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn, lấy chữ tín làm đầu và tạo ra nhiều cơ chế thu hút sự tham gia của các nhà cũng như cần có cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và hợp tác với nông dân để đảm bảo nguồn cung ứng bền vững. Đồng thời, phải đầu tư xây dựng khu công nghiệp riêng của doanh nghiệp như sân phơi, máy sấy, nhà kho để đảm bảo cho quá trình bảo quản và chế biến nơng sản.

Ba là, các nhà khoa học cần phát huy vai trò là hạt nhân trong đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các khâu của sản xuất nông nghiệp bền vững

Nhà khoa học bao gồm các viện, trung tâm, cán bộ nghiên cứu khoa học, là người cung cấp các sản phẩm KH&CN tiến bộ và hướng dẫn chuyển giao vào sản xuất. Để thúc đẩy mối liên kết trong phát triển nông nghiệp, nhà khoa học cần bám sát nhu cầu sản xuất, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã của nông dân trong nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm KH&CN mới vào sản xuất. Trên cơ sở cơ chế, chính sách của nhà nước, hợp đồng đã kỹ kết nhà khoa học thường xuyên gắn bó với nơng dân, bám sát thực

tiễn sản xuất kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, tư vấn về KH&CN góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản và hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Bốn là, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần phát huy vai trị kết nối, kiểm soát và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn

Nhà đầu tư bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, có vai trị hết sức quan trọng, cung cấp nguồn tài chính, nguồn vốn cho phát triển nơng nghiệp. Để thúc đẩy q trình liên kết trong nơng nghiệp, các nhà đầu tư cần coi trọng thực hiện theo hợp đồng tín dụng, tập trung hỗ trợ theo dự án phát triển chuỗi giá trị, các giải pháp chia sẻ rủi ro, nhất là khuyến khích chính sách bảo hiểm trong nơng nghiệp. Hỗ trợ tín dụng cần tạo thuận lợi về thủ tục, về quy mô vốn vay và thời gian vay vốn cho các tác nhân có điều kiện đầu tư, phát triển ổn định lâu dài, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Năm là, nhà nơng phải thực sự là những chủ thể chính và là mắt khâu quan trọng trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững

Nông dân là những người tiếp sản xuất ra nông sản, đồng thời là mắt xích quan trọng trong mối liên kết giữa 5 nhà. Do vậy, để đẩy mạnh mối liên giữa các chủ thể trong phát triển NNBV, nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống và phải tuân thủ triệt để theo quy trình sản xuất đã được đưa ra bởi các nhà khoa học hay ràng buộc của doanh nghiệp. Nông dân cần năng động liên kết lại với nhau để thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ hay nhóm nơng dân sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh và thuận tiện khi tham gia liên kết cũng như tiếp nhận và thụ hưởng những chính sách từ Nhà nước và các tổ chức khác. Bên cạnh đó, để thúc đẩy mối liên kết, nơng dân cũng cần giữ chữ tín và tuân thủ hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp, không tự ý phá vỡ khi giá cả biến động, như thế mối liên kết này mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực.

* *

Phát triển NNBV là xu thế chung, vấn đề tất yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là mục tiêu, nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình cần phải có những bước đột phá mới với những quan điểm và giải pháp phù hợp. Phát triển NNBV là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển, phải được triển khai một cách đồng bộ, nhất quán với các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, thực hiện trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực, của các thành phần kinh tế. Phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình phải khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng thế mạnh nâng cao lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu về KT - XH và mơi trường.

Vì vậy, phát triển NNBV ở Thái Bình phải được thực hiện bằng nhiều giải pháp, mỗi giải pháp có vị trí và tầm quan trọng riêng, song giải pháp 3.2.4 về tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy nơng nghiệp của Tỉnh phát triển bền vững có vị trí quan trọng hàng đầu. Việc thực hiện tích cực, đồng bộ các giải pháp đã nêu trên sẽ cho phép khắc phục được những hạn chế trong phát triển nông nghiệp thời gian qua, thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Thái Bình phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Thái Bình là một tỉnh có thế mạnh trong phát triển nơng nghiệp. Phát triển nơng nghiệp tồn diện có tầm quan trọng trong giải quyết các nhiệm vụ KT-XH của Tỉnh trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, phát triển NNBV được coi là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình CNH, HĐH nói chung và khu vực nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Thái Bình nói riêng.

Thấy rõ vai trị và sự cần thiết phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình, Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã có nhiều văn bản, hướng dẫn,… chỉ đạo và tổ chức triển khai cho các cấp, các ngành thực hiện chủ trương này. Thực tiễn trong tổ chức thực hiện, nền nơng nghiệp của Tỉnh đã có bước phát triển quan trọng: đang chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn, tập trung theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng vào xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang chuyển dịch đúng hướng với việc hình thành các vùng chuyên mơn hóa sản xuất và sự liên kết cơng - nơng nghiệp có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng và thu nhập của các tầng lớp dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện rõ rệt. Đây là một trong những bước chuyển căn bản có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi tính chất, đặc điểm và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp; đồng thời tạo ra động lực mới thúc đẩy và phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua.

thức đang đặt ra đối với phát triển NNBV của tỉnh Thái Bình. Trình độ sản xuất, thâm canh hiện tại của nơng nghiệp tỉnh Thái Bình cịn thấp so với u cầu của sự PTBV, về cơ bản vẫn chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp, chiến lược thị trường đối với hàng hóa nơng sản chưa được quan tâm đúng mức, làm cho những nông dân luôn chịu nhiều thiệt thịi, thu nhập thấp. Trong sản xuất nơng nghiệp, chưa thực hiện tốt được mục tiêu: gắn tăng trưởng trong nông nghiệp với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xuất phát từ kế hoạch PTBV và kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh, để phát triển NNBV ở Thái Bình, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ cấp Tỉnh đến huyện, xã; từ quản lý đến sản xuất; từ cơng tác quy hoạch đến những chính sách cụ thể. Việc thúc đẩy nơng nghiệp của Tỉnh PTBV địi hỏi phải có sự đồng thuận và nỗ lực to lớn của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, của các ban, ngành địa phương và đặc biệt của chính những người nơng dân và cộng đồng dân cư nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

Sự thành cơng của qn trình phát triển NNBV sẽ tạo nền tảng quan trọng về KT-XH để thúc đẩy nhanh, bền vững tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Vì vậy, cần phải coi phát triển NNBV là nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình, là điều kiện quyết định cho sự thành cơng của q trình CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w