Thường xuyên nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của các chủ thể trong q trình phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

chủ thể trong q trình phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình

Nhận thức có vai trị hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chủ chương, quyết sách thực hiện phát triển NNBV. Khi có nhận thức đúng, tư duy của các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các cấp, các ngành được nâng cao nâng cao sẽ là nền tảng cho việc thực hiện các hành động đúng, đảm bảo cho nền nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một cách bền vững. Nhận thức của xã hội, của các chủ thể sản xuất kinh doanh nơng nghiệp trên địa tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã có bước chuyển biến rõ nét. Nơng nghiệp của Tỉnh đã có sự bứt phá quan trọng, làm đà chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo hướng là lựa chọn một số loại con, cây có ưu thế phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tỉnh để phát triển thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại. Vì vậy, cần phải nhất quán về nhận thức, đổi mới tư duy đối với phát triển NNBV của Tỉnh, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao đáp ứng xu thế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Có thống nhất về nhận thức thì Đảng bộ, chính quyền, các sở, ban, ngành và mọi người, nhất là cư dân nơng thơn ở tỉnh Thái Bình mới thấy hết được vai trò của việc phát triển NNBV trong quá trình phát triển KT - XH.

Để nâng cao nhận thức của các chủ thể, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong phát triển nông nghiệp bền vững

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục để nâng cao nhận thức của người nơng dân về vai trị chủ thể trong phát triển NNBV.

Thực hiện có hiệu quả giữa phát triển kinh tế với các chính sách xã hội, an sinh xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững. Đồng thời giải quyết tốt những bức xúc, đảm bảo lợi ích của người dân, tạo điều kiện để nhân dân bàn bạc, đóng góp ý kiến trong q trình triển khai thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp.

Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả cơng tác vận động nơng dân dồn điền, đổi thửa, hình thành những cánh đồng mẫu lớn, khuyến khích tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Bện cạnh đó cần thơng tin kịp thời về các chủ trương, chính sách, quy hoạch, phát triển vùng nơng nghiệp cơng nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia có hiệu quả. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động điều chỉnh cơ cấu giống, nâng cao chất lượng con giống có năng suất cao, chất lượng thịt tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tăng cường thực hiện liên kết trong chăn nuôi theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, giảm giá thành sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tiếp tục kêu gọi, thu hút khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chăn ni, nhất là vĩnh vực giết mổ, sơ chế, chế biến các sản phẩm chăn ni có quy mô lớn, tập trung.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tăng trưởng cao, bền vững. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ni thuỷ sản tập trung. Duy trì và mở rộng diện tích ni tơm cơng nghệ cao; phát triển nuôi cá lồng theo quy hoạch; tuyên truyền, hướng dẫn người ni áp dụng quy trình ni trồng thủy sản tốt (VietGAP) vào sản xuất, đa dạng hóa các đối tượng ni có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. khuyến khích ngư dân khai thác theo tổ đội sản xuất; phát triển thêm các tổ đoàn kết trong khai thác hải sản để giúp đỡ nhau trong khai thác, xây dựng chuỗi liên kết từ khai thác, thu mua và cung cấp dịch vụ hậu cần ngay trên biển đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển. Tiếp tục thực

hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân của Chính phủ và của tỉnh, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân cải hốn, đóng mới tàu thuyền khai thác xa bờ; quản lý chặt chẽ tàu thuyền trong mùa mưa bão.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Tỉnh, nhất là trong nơng dân về vai trị và sự cần thiết của hợp tác xã nơng nghiệp. Trong đó, cần nhìn nhận tồn diện vai trị của hợp tác xã không thuần túy chỉ là một loại hình doanh nghiệp phải bảo đảm lợi nhuận tối đa, mà phải nhìn nhận sự tồn tại của hợp tác xã nơng nghiệp dưới góc độ an sinh xã hội bảo đảm thực sự là “cánh tay nối dài” hỗ trợ cho kinh tế hộ nông dân, đảm bảo sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả tốt.

Hai là, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trên cơ sở đó để lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo các địa phương và toàn dân trong Tỉnh biết được nội dung phát triển NNBV. Nội dung tuyên truyền cho người dân cần dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực và sát với thực trạng sản xuất canh tác và các phong trào ở địa phương trong Tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức tun truyền và phù hợp với các đối tượng, từ lãnh đạo, các tổ chức chính trị xã hội đến cộng đồng dân cư; với các hình thức như: thơng qua hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, đài tuyền thanh các xã, các huyện; thông qua hội chợ, triển lãm quảng bá các sản phẩm nông nghiệp; trong xây dựng nông mới...

Ba là, đưa các tiêu chí phát triển NNBV vào hương ước các làng xã, xây dựng ý thức sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Hương ước là công cụ tự quản của cộng đồng dân cư, những quy tắc xử sự trong hương ước do cộng đồng dân cư tự nguyện thỏa thuận, thống nhất ý kiến và chủ động tổ chức thực hiện. Vì thế, việc xây dựng hương ước, quy ước phải xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng dân cư, pháp luật không áp đặt tất cả cộng đồng dân cư thơn, tổ dân phố phải có hương ước mà chỉ định hướng, khuyến khích xây dựng, thực hiện hương ước. Hương ước cịn được coi là tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thơn, tổ dân phố văn hóa đạt chuẩn văn hóa nơng thôn mới; xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xã đạt chuẩn

văn hóa nơng thơn mới. Cùng với q trình phát triển cần phải đưa các tiêu chí phát triển NNBV vào hương ước của làng xã. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và thực hiện các nội dung phát triển NNBV của người dân ở địa phương và xác định đó là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w