Phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển bền vững của Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 71 - 73)

hợp với chủ trương, định hướng phát triển bền vững của Tỉnh

Đây là quan điểm có vị trí trung tâm, chỉ đạo xuyên suốt và bao trùm quá trình phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình. Bởi vì, ngành nơng nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành cơng nghiệp, dịch vụ và nằm trong qui hoạch phát triển chung của tỉnh Thái Bình. Trong đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020 cũng chỉ rõ: quy hoạch tổng thể phát triển nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp quốc gia và vùng Đồng bằng sông Hồng; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển bền vững KT - XH tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Do vậy, để đảm bảo cho nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một cách bền vững, địi hỏi việc qui hoạch phát triển của ngành nông nghiệp phải bám sát và thực hiện đúng, phù hợp với chủ trương, định hướng PTBV của Tỉnh.

Thực tiễn phát triển nơng nghiệp Thái Bình thời gian qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tính thiếu bền vững là do quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa bám sát chủ trương, định hướng phát triển bền vững của Tỉnh. Do vậy, có những thời điểm quy hoạch của ngành nơng nghiệp lại phá vỡ quy hoạch chung của Tỉnh. Thêm vào đó, sự gắn kết giữa nơng nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa thật chặt chẽ; sự phát triển của nông nghiệp chưa tạo sức lan tỏa cho công nghiệp và dịch vụ; ngược lại, sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ chưa tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy nơng nghiệp PTBV. Do đó, trong thời gian tới, nơng nghiệp của Thái Bình cần phải bám sát và cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển bền vững của Tỉnh.

Quán triệt quan điểm này cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Một là, cần căn cứ vào chủ trương, định hướng phát triển kinh tế bền vững của Tỉnh để đề ra kế hoạch, mục tiêu, bước đi phát triển nông nghiệp bền vững

Trong thời gian tới, các qui hoạch, kế hoạch phát triển nơng nghiệp cần phải bám sát, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng PTBV của tỉnh. Đặc biệt, qui hoạch phát triển ngành nông nghiệp cần bám sát và cụ thể hóa các mục tiêu kinh tế trong Nghị quyết lần thứ XX của tỉnh và kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, các qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp cần tiếp tục cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu và bước đi cho phát triển ngành nông nghiệp cần phải được tiến hành một cách chặt chẽ với những cơ sở khoa học vững chắc và sát với tình hình thực tiễn của nơng nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Hai là, chính quyền các cấp và cơ quan quản lý nông nghiệp cần phát huy tốt vai trị, trách nhiệm trong phát triển nơng nghiệp bền vững của Tỉnh

Chính quyền các cấp và cơ quan quản lý nơng nghiệp cần căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong từng giai đoạn để cụ thể hóa thành mục tiêu, bước đi phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Trên cơ sở chủ trương, định hướng và kế hoạch phát triển NNBV, chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã cần cụ thể hóa thành những mục tiêu và bước đi cụ thể. Cơ quan quản lý nông nghiệp các cấp phải phát huy vai trò là cơ quan tham mưu, quản lý, điều hành sự phát triển ngành nông nghiệp ở cấp mình. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu, bước đi cho phát triển nông nghiệp ở các huyện, các xã cần phải căn cứ vào đặc điểm, tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Bởi, điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương không giống nhau, nguồn lực phát triển khơng giống nhau, vì vậy có những lợi thế khác nhau. Do đó, tính năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp cần được phát huy trong hoạch định, chỉ đạo, điều hành sự phát triển ngành nông nghiệp của cấp mình một cách cụ thể.

3.1.2. Phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình phải trên cơsở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học -

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w