Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy nơng nghiệp của Tỉnh phát triển bền vững

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 89 - 92)

nghiệp của Tỉnh phát triển bền vững

Đây là giải pháp có vị trí vai trị quyết định đến phát triển NNBV của Thái Bình. Vì cơ chế, chính sách tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Cơ chế, chính sách nếu phù hợp sẽ khuyến khích và tạo điều kiện rộng rãi cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp một cách bền vững. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách khơng phù hợp sẽ là lực cản lớn đến q trình phát nơng nghiệp bền vững của các chủ thể. Khi xác định quan điểm này cần dựa trên chính thực trạng cơ chế, chính sách phát triển NNBV. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần tiến hành một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong phát triển nơng nghiệp

Đổi mới cơ chế, chính sách sẽ thu hút và phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Trong quá trình đổi mới, cần điều chỉnh từng bước, có lộ trình phù hợp; đặc biệt là cơ chế, chính sách về đất đai phải phù hợp với yêu phát triển nơng nghiệp của Tỉnh. Thường xun rà sốt và kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước, của Tỉnh về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, theo Luật đất đai mới nhất năm 2019. Khi cơ chế, chính sách hợp lý sẽ khuyến khích người dân và

các cơ sở sản xuất khai thác, sử dụng có hiệu quả, phát huy mọi tiềm năng để phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Bên cạnh đó cần xây dựng, hồn thiện cơ chế quản quản lý về đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng của chính quyền Tỉnh, đây là việc làm hết sức cần thiết và là điều kiện để phát triển NNBV. Nội dung quản lý đất nông nghiệp, bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, xác lập hệ thống chính sách sử dụng đất… Trong những năm trước mắt cần khắc phục tình trạng quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả, trong đó rà sốt lại tình trạng quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp, khắc phục tình trạng bao chiếm, sử dụng đất kém hiệu quả của các doanh nghiệp. Xác định rõ đất đang sử dụng khơng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả để có kế hoạch xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện và khung pháp lý để hình thành thị trường chuyển nhượng đất đai. Trên cơ sở tạo mọi điều kiện cho quá trình tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn; ứng dụng cơ giới vào sản xuất và ứng dụng thành tựu KH & CN trong tạo ra giống mới, chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh đối với cây trồng, vật ni. Việc ban hành cơ chế, chính sách phải quy định rõ ràng về cơ sở pháp lý của hộ nông dân, nhất là các nơng trại, gia trại quy mơ lớn về quyền, lợi ích của họ trong sử dụng đất, thu hồi đất, trong thừa kế; trong tham gia liên doanh, liên kết, góp cổ phần…

Bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung như: VietGAP; trang trại chăn nuôi tập trung; hỗ trợ cơng tác phịng chống dịch bệnh, xử lý mơi trường, chăn ni an tồn; chính sách hỗ trợ chuyển giao KH&CN, nhất là khâu sản xuất giống, công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Hai là, điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao

Thời gian tới, tỉnh Thái Bình cần nghiên cứu đề xuất các chính sách về tập trung ruộng đất, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nơng dân tham gia có hiệu quả trong vùng nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ phát

triển nguồn nhân lực, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, đảm bảo phù hợp với chính sách của nhà nước trên cơ sở Nghị quyết 06- NQ/TW về Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh cần kiện tồn lại các hợp tác xã, xây dựng các hợp tác xã chuyên về sản xuất rau, cây ăn quả, chăn nuôi và liên kết với doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư được tỉnh hỗ trợ, khuyến khích gồm: xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm; cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản; đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và hỗ trợ sản xuất cây vụ đông. Đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nơng nghiệp cơng nghệ cao thuộc danh mục khuyến khích được hưởng ưu đãi về đất đai; trong đó được miễn tiền thuê đất trong 15 năm đầu đối với dự án đầu tư tại địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Thụy, miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn khác.

Ba là, bổ sung, hồn thiện chính sách khuyến khích huy động vốn đầu tư vào nơng nghiệp

Muốn sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn phải biết khai thác các loại nguồn vốn và sử dụng một cách có hiệu quả gồm vốn trong dân, vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn đầu tư của nước ngồi. Hiện nay phát triển nơng nghiệp của tỉnh Thái Bình đang theo hướng hàng hóa lớn tập trung thì nhu cầu vốn đầu tư cho thủy lợi, giao thông, xây dựng trang trại, mua các loại thiết bị máy móc, giống, vật tư, bảo quản, chế biến sau thu hoạch ngày một tăng. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cần nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới. Các tổ chức tín dụng tích cực huy động vốn, chủ động cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cho vay vốn phát

triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt việc cho vay để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni và chính sách cho vay đối với hộ nghèo.

Tỉnh cần tạo môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, ODA viện trợ của nước ngoài sử dụng chủ yếu vào việc nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh đầu tư dàn trải. Cần chuyển mạnh vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước sang tín dụng đầu tư để kích thích đầu tư, mở rộng diện cho vay đối với các thành phần kinh tế trong những lĩnh vực ưu tiên như: nuôi tôm xuất khẩu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chế biến nông, lâm thủy sản. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng chủ yếu vào các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đầu tư vào những khu vực sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... để lợi dụng cơng nghệ, trình độ quản lý tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w