Thành tựu trong phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 37 - 51)

* Thành tựu trong phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế ở Thái Bình Một là, ngành nơng nghiệp có sự tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh

Trong những năm qua, ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình đã tập trung phát triển khá tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều từ những tác động tiêu cực của tình hình dịch bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng giá trị và sản lượng có sự tăng trưởng cao góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2019, giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Thái Bình tăng trưởng bình quân giai đoạn (2015 - 2019) đạt 2,59%; trong đó, trồng trọt tăng 1,2%/năm, chăn nuôi tăng 2,2%/năm; nuôi trồng và khai thác thủy hải sản tăng 6,9%/năm; giữ vững năng suất lúa trên 132 tạ/ha/năm (tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân 2011 - 2015), sản lượng thóc trên 1 triệu tấn/năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 23.931,0 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 24,162,0 tỷ đồng (tăng 2,7% so với năm 2015); năm 2017 đạt 25.783,0 tỷ đồng (tăng 2,48% so với 2016); năm 2018 đạt 26.994,6 tỷ đồng (tăng 3,99% so với năm 2017) [30].

Trên cơ sở sự phát triển ngành nơng nghiệp đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP trong 5 năm (2015 - 2019) liên tục đạt 2 con số, bình quân đạt 10,42%, vượt mục tiêu Đại hội XIX của Tỉnh đề ra (8,6%). Do vậy, Thái

Bình là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng đứng đầu vùng đồng bằng sông Hồng, cao hơn mức trung bình cả nước. Quy mơ nền kinh tế và thu nhập bình qn đầu người tăng mạnh; GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2019 đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, gấp 1,8 lần so với năm 2015 [30].

Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình có sự chuyển dịch tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn chuyên canh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIX của Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ (2016 - 2020) trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nghị quyết của cấp ủy khóa trước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Đồng thời, quyết định các chủ trương mới về quy hoạch vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung bao gồm: vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, cây màu, cây vụ đơng, phát triển chăn ni, ni thủy sản nước ngọt, cơ giới hóa nơng nghiệp.

Với những chủ trương trên, các cấp ủy đã chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa thành những đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm đã ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, trên cơ sở đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh theo hướng tích cực. Cụ thể, trong cơ cấu nơng, lâm, ngư nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, ngành chăn ni, thủy sản có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2015, giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 45%, năm 2016 giảm xuống còn 43,42%, năm 2017 giảm xuống 43,06%. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2015 chiếm 15,95%, năm 2016 chiếm 16,9%; năm 2018 chiếm (17,36%); năm 2019 chiếm 20,97% [30].

Sự chuyển dịch đó cịn được biểu hiện trong nội bộ ngành:

Đối với ngành trồng trọt: Hiện nay trên địa bàn các huyện, xã trong Tỉnh

đã hình thành một số vùng, mơ hình sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn tiếp tục phát triển; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được mở rộng. Năm 2019, tồn Tỉnh có 125 xã triển khai được 234 cánh đồng mẫu lớn với

tổng diện tích trên 14.286,5 ha [30]. Cơ cấu cây trồng đã được dịch chuyển theo hướng hiệu quả. Năm 2019, chuyển đổi được 453,74 ha; trong đó, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm (ngô ngọt, ngô giống, rau, dưa xuất khẩu, mướp đắng, khoai tây, lạc) là 417,52 ha, hiệu quả kinh tế của các cây trồng chuyển đổi cao hơn so với trồng lúa từ 2 - 3 lần; chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 13,30 ha (cam, ổi, táo, ...), cho hiệu quả kinh tế đạt trên 200 triệu đồng, cao hơn 7 - 8 lần so trồng lúa; và chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa 22,92 ha, cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 5 - 8 lần so với trồng lúa [30].

Đối với ngành chăn nuôi: Chuyển dần từ chăn nuôi phân tán, quy mô

nhỏ, lạc hậu sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp tập trung để giảm mức độ rủi ro. Đồng thời, có điều kiện giải quyết xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, tránh các bệnh dịch. Tại thời điểm 01/12/2019, tổng đàn lợn đạt 750 nghìn con, giảm 39,0% (trong đó lợn nái khoảng 86,5 nghìn con); sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 166,4 nghìn tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2018; tồn tỉnh vẫn duy trì 16 doanh nghiệp chăn ni và khoảng trên 100 cơ sở chăn nuôi nuôi với quy mô trên 300 đầu con trở lên. Đàn gia cầm đạt 14,3 triệu con, tăng 10,9%; trong đó số lượng đàn gà đạt 10,4 triệu con, tăng 8,2%; tính chung cả năm 2019 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 62,2 nghìn tấn, tăng 10,7%; sản lượng trứng gia cầm đạt 317,1 triệu quả tăng 4,3% so với 2018. Đàn trâu, bị đạt 55,9 nghìn con,

tăng 1,8% (trong đó đàn bị 49,5 nghìn con, tăng 1,9%; đàn trâu 6,4 nghìn con, tăng 1,1%); tính chung cả năm 2019; sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt 9,4 nghìn tấn, tăng 8,6% [30]

Cơ cấu giống trong sản xuất chăn ni chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất giống vật ni có giá trị và sản lượng cao hơn: Đàn gà chiếm 72,7% tổng đàn gia cầm, trong đó gà thịt chiếm trên 80%, chủ yếu là gà màu (gà Ri lai); đàn lợn nái và lợn đực giống đa số là nái ngoại, nái lai nuôi tại các trang trại, gia trại; phát triển đàn bị lai nhóm Zebu, cơng tác phối giống đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo được các địa phương quan tâm, thực hiện. Có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/6/2019 của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo [30].

Đối với ngành thủy sản: Đến hết năm 2019, diện tích ni trồng thủy

sản đạt 15.279 ha, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ; trong đó: diện tích ni nước lợ đạt 3.715 ha, giảm gần 0,1% (diện tích ni tơm sú giảm gần 4%; diện tích ni tơm thẻ chân trắng quy mơ ngày càng mở rộng, tăng 55% so với cùng kỳ, với 173,23 ha ni thâm canh, cơng nghệ cao); diện tích ni nước ngọt đạt 8.564 ha, tăng 0,02% so với cùng kỳ. Nuôi lồng bè trên sông tiếp tục được mở rộng và phát triển với nhiều đối tượng ni có giá trị kinh tế cao như cá lăng, chép, diêu hồng,... Hiện tồn tỉnh có 602 lồng tương đương thể tích 66.978m3, năng suất trung bình đạt 8 tấn/lồng. Riêng trong năm 2019 số lượng giống thủy sản đạt 1.667 triệu con, tăng 4,9%; trong đó số lượng ngao giống đạt 849 triệu con, tăng 9,4%; tôm thẻ đạt 2,2 triệu con, tăng 4,8% so với cùng kỳ [30].

Trên cơ sở CDCCKT nơng nghiệp theo hướng tích cực đã thúc đẩy sự CDCCKT của Tỉnh theo hướng hiện đại. Theo thống kê hiện nay, trong cơ cấu kinh tế ngành của Tỉnh, giai đoạn 2015 - 2019 đang trong q trình chuyển đổi mạnh: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 từ chỗ chiếm 30,11%, đến năm 2019 đã giảm xuống 22,5%, công nghiệp - xây dựng từ chỗ chiếm 33,64% năm 2015, tăng lên 41,9% năm 2019; các ngành dịch vụ khác từ 35,25% năm 2015, tăng lên 35,6% năm 2019 [30].

Ba là, áp dụng cơ giới hóa, khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp ngày càng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các khâu của q trình sản xuất ln được chú trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã ban hành những cơ chế, chính sách nhằm ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Dự án khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ, có quy mơ 194,36 ha nằm trên địa bàn 3 xã: An Thái, An Ninh, An Cầu (huyện Quỳnh Phụ), có tổng vốn đầu tư 7.800 tỷ đồng đã được Thủ tướng phê duyệt đang được triển khai thực hiện một cách tích cực.

Thực hiện chương trình cơ giới hóa nơng nghiệp đến nay tồn Tỉnh đã có 9.145 máy kéo các loại dùng trong sản xuất kinh doanh, trong đó 6.756 máy kéo dùng trong sản xuất của các hộ nông nghiệp và thủy sản chiếm 74% tổng số máy kéo. Tỷ lệ máy kéo trên 12 CV dùng trong nông nghiệp, thủy sản đạt trên 40%; số lượng máy kéo bình quân 01 xã dùng cho sản xuất nông nghiệp là 33,4 cái; cùng với 8.519 dàn cày, lưỡi cày; 6.747 dàn bừa. Đây là lực lượng phương tiện sản xuất cơ giới đảm nhiệm toàn bộ khâu làm đất phục vụ gieo trồng cay hàng năm trên địa bàn toàn Tỉnh thay thế sức người, sức trâu, bò như những năm trước kia; đồng thời đây cũng là phương tiện đảm nhiệm khâu vận chuyển vật tư phân bón ra đồng ruộng, và vận chuyển nơng sản phẩm thu hoạch thay thế dần phương tiện thô sơ bởi giao thông nội đồng cũng đã thuận lợi hơn cho các phương tiện cơ giới hoạt động. Vì vậy, cho đến nay tỉnh Thái Bình đã cơ giới hóa hơn 100% khâu làm đất, 80% khâu thu hoạch, 98% khâu tưới tiêu [30].

Trong chăn nuôi và trồng trọt, các hộ gia đình chăn ni quy mơ cơng nghiệp và các chủ trang trại đã trang bị máy móc vào các khâu sản xuất như: máy ấp trứng, máy thái rau, thiết bị thơng gió, cấp nước uống, vệ sinh chuồng trại, máy bơm nước cho ao ni trồng thủy sản, máy sục khí. Điều này được thể hiện rất rõ

nét trong sản xuất của loại hình trang trại. Thái Bình hiện có 969 trang trại, trong đó có 701 trang trại chăn ni, 260 trang trại thủy sản, số máy móc thiết bị của trang trạng phục vụ sản xuất như: máy kéo các loại 15 cái; ơ tơ các loại 25 cái, trong đó phục vụ sản xuất 16 cái. Trong các trang trại chăn ni, các máy móc thiết bị đảm nhiệm các khâu sản xuất: động cơ điện và động cơ xăng 457 cái; máy phát điện 524 cái; lị sấy, máy sấy nơng sản, máy chế biến lương thực và máy chế biến thức ăn gia súc 136 cái; máy ấp trứng 76 cái; ngồi ra cịn nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong các trang trại kết hợp chăn nuôi và trồng trọt [30]. Việc đưa máy móc vào sản xuất nơng nghiệp đã đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, thâm canh tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.

Một trong những khâu đột phá trên lĩnh vực nơng nghiệp ở Thái Bình trong những năm qua là từng bước ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất nơng nghiệp như chuyển gen mang những đặc tính tốt vào giống cây trồng vật ni tạo ra những giống mới có năng suất cao, thích nghi thời gian điều kiện hạn hán và kháng được sâu bệnh, nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần giảm bớt ơ nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Cụ thể đó là:

Trong lĩnh vực trồng trọt: đã chọn và nhân giống được cây trồng giá trị

cao như thực hiện việc tiếp nhận cơng nghệ duy trì giống lúa bố mẹ, lúa lai ba dịng, hai dịng. Tính riêng trong năm 2019, ngành nơng nghiệp của Tỉnh đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 239 giống lúa; khảo nghiệm sản xuất 122 giống lúa mới. Qua đó, bước đầu đã chọn ra được một số lúa có khả năng sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất cao như: DTI18, DTI 14, KBL1, VS18, VS24, Gia lộc 21, ĐT 303, ĐH 815-6, T58, Rồng đỏ 234, J19, KB99, Lai thơm 88, LH 911, WN 305, TNR 622, MN 18 -1, BC15- 01, Khả ưu 99, HYT222, XW 013, DTI13, DTI 14, KBL2, VNR4, VS24, KBL03, HN0, Smart 55, BC15-03, LY006, YGH1603, HYT325, … Bên cạnh đó, việc khảo nghiệm các giống Ngô, Lạc, Đậu tương cũng được chú trọng. Trên cơ sở đó đã chọn ra

được một số giống ngơ có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, chất lượng khá ngon như: Ngô nếp (VN 666, VN 559, Vinh ngọc 9); Ngô đường (giống SW 1011, Hibrix 89); Ngô tẻ lai (giống TC 18-1, CP 1603, P3582…); Giống lạc L35, L31, CNC1; giống đậu tương DT36, DT215, DT 35 [30].

Trong lĩnh vực chăn nuôi: trong chăn nuôi gia súc, hệ thống chuồng trại

được thiết kế khép kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng nước, quạt điện, đặc biệt có một số trang trại đã đưa hệ thống thơng tin vào quản lý thức ăn, xây hầm biogas để xử lý chất thải. Chọn và nuôi các giống lợn nái lai, lợn nái móng cái, lợn thịt máu ngoại, giống lợn ngoại chiếm 90% cơ cấu đàn lợn của Thái Bình. Kết quả góp phần rút ngắn thời gian xuất chuồng cịn 5 - 5,5 tháng, tỷ lệ nạc đạt 40 - 55%. Trong chăn ni bị thịt, chọn ni giống bị thịt có chất lượng và năng suất cao, bị lai nhiều máu ngoại, ứng dụng những quy trình vỗ béo bị thịt bằng thức ăn cơng nghiệp và các phụ phẩm công nghiệp đã qua chế biến và chế biến sinh học. Chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp, chuồng trại, khép kín, có hệ thống thơng gió, làm mát giúp gia cầm kháng bệnh và tăng trưởng tốt. Tỷ lệ gia cầm mới 40 - 45% so với tổng đàn gà kabis, sasso, Isbrow, lương phượng, ngan pháp, vịt siêu thịt siêu trứng, tỷ lệ gia cầm nuôi theo phương thức công nghiệp chiếm 50 - 65% [30].

Trong lĩnh vực khai thác thủy, hải sản: hiện nay tồn Tỉnh có tổng số

1.174 tàu khai thác và dịch vụ với tổng cơng suất là 115.312 CV, trong đó 1.049 tàu khai thác với tổng cơng suất đạt 103,8 nghìn CV, tàu dịch vụ là 125 tàu với tổng công suất 11.427 CV. Mặc dù so với năm 2018, số lượng tàu có giảm 1,9% về số lượng tàu khai thác, song chủ yếu giảm ở các loại tàu có cơng suất nhỏ từ 50 CV trở xuống. Riêng tàu có cơng suất lớn từ 90 CV trở lên là 249 tàu, tăng 12,67% so với năm 2018. Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Tỉnh đã triển khai đóng mới 8 tàu (01 tàu vỏ gỗ, 07 tàu vỏ thép) để hoạt động khai thác tại các vùng biển xa bờ. Với những tiến bộ trong khai thác thủy, hải sản đã góp phần nâng cao giá trị ngành thủy sản trong tổng giá trị của ngành nơng nghiệp của Tỉnh. Tính chung cả năm

2019 giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 5.019,8 tỷ đồng, tăng 7,10 %; trong đó: giá trị sản xuất khai thác đạt 3.623,9 tỷ đồng, tăng 7,47%; nuôi trồng đạt 1.306,0 tỷ đồng, tăng 6,45%; sản xuất giống thủy sản đạt 89,8 tỷ đồng, tăng 2,02% so với cùng kỳ [30].

Bên cạnh sự phát triển phát triển về lực lượng sản xuất và CDCCKT, với việc hình thành nhiều vùng chun canh sản xuất hàng hóa của Tỉnh thì hoạt động xây dựng quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Thái Bình cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay tồn Tỉnh có 327 hợp tác xã nông nghiệp (gồm 315 hợp tác xã tổ chức lại theo Luật hợp tác xã 2012, 12

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w