Trong phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế sau:
Một là, sự tăng trưởng trong nơng nghiệp có thời điểm chưa ổn định
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá PTBV là tính ổn định trong tăng trưởng, hay nói cách khác là khả năng duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình, tốc độ tăng trưởng qua các năm của ngành nơng nghiệp cịn thiếu tính ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, có 1 năm giá trị sản xuất bị sụt giảm. Cụ thể: năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 26.795 tỷ đồng, giảm 0,71% so với năm 2018. Trong đó, giá trị ngành chăn ni chỉ đạt 8.965,7 tỷ đồng, giảm 7,26% so với năm 2018. Cũng trong giai đoạn này, có 2 năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Tỉnh không đạt kế hoạch đề ra. Năm 2016, chỉ đạt 97,8% kế hoạch đề ra; trong đó, ngành trồng trọt giảm 0,9% so với năm 2015. Năm 2017, chỉ đạt 98,8% kế hoạch đề ra [30]. Mặc dù trong những năm này, diễn biến tình hình thời tiết bất thường cộng với những tác động của dịch bệnh làm giảm giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp, nhưng ở mặt nào đó, nó cho thấy ngành nơng nghiệp Thái Bình vẫn chưa có đủ năng lực nội sinh để vượt qua những tác động tiêu cực - đó là biểu hiện của thiếu tính bền vững.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Tổng giá trị So với năm trước So với kế hoạch
2015 23.931 4,19% 2,28% 2016 24.162 2,78% - 2,18% 2017 25.783 2,48% -1,2% 2018 26.994,6 3,99% 1,29% 2019 26.795,9 - 0,71% 2,5% (Nguồn:[30])
Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp diễn ra cịn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh
Q trình chuyển đổi, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chưa cân đối, mức độ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 43,68% năm 2015 xuống mức 37,19% năm 2019), tăng tỷ trọng ngành trồng trọt (từ 49,28% năm 2015 lên
mức 59,09% năm 2019), tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm, cơ cấu sản xuất chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của các vùng, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn hiệu quả, bền vững [30].
Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp của Tỉnh, tỷ trọng ngành trồng trọt, lâm nghiệp lớn hơn ngành chăn nuôi, thủy sản chiếm 50,04%. Ngành dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển chưa mạnh, tỷ trọng thấp, trong nội bộ ngành giá trị kinh tế từ dịch vụ mạng lại chưa nhiều.
Kết cấu kinh tế chủ yếu vẫn là thuần nơng, hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến ở nơng thơn bên cạnh mơ hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại. Với sự phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đã trợ giúp khá tốt trong các khâu mà nông dân không tự làm được hoặc tự làm nhưng không hiệu quả như: dịch vụ tưới tiêu, thú y, khuyến nông, cung ứng giống, bảo vệ đồng ruộng. Trên thực tế, hình thức, nội dung hoạt động của các hợp tác xã còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ba là, nơng nghiệp phát triến có nơi cịn mang tính tự phát, việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn
Tính tự phát trong phát triển nơng nghiệp ở một số huyện được biểu hiện rõ nét ở Thái Bình đó là chưa gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp của Tỉnh đã xây dựng mà chủ yếu phát triển theo kiểu phong trào. Việc chuyển đối cơ cấu sản xuất ở nhiều huyện, xã trong Tỉnh còn lúng túng, tự phát do công tác quy hoạch chưa được điều chỉnh kịp thời. Hiệu quả sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, phần nhiều do sản xuất chưa gắn với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Do hoạt động của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc trực tiếp vào các điều kiện tự nhiên, cho nên việc áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất đại trà là hết sức khó khăn. Điều này làm cho nơng nghiệp vốn dĩ đã lạc hậu ngày càng trở lên lạc hậu hơn.
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn hộ thấp, lại chưa làm tốt việc dồn điền đổi thửa, thực tế cho thấy việc đưa các máy móc vào sản xuất nơng nghiệp của Tỉnh cịn rất chậm. Cơ giới hóa nơng nghiệp chủ yếu là do nhu cầu của từng hộ nông dân, các thành phần kinh tế tự trang bị, thiếu sự quản lý và chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền. Các khâu sản xuất trước, trong và sau thu hoạch chưa được đầu tư đồng bộ, công suất các loại máy chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông thôn, các điều kiện cần thiết cho phát triển cơ giới hóa cịn hạn chế như sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp của Tỉnh thiếu đồng bộ và thấp so với yêu cầu của nền NNBV ở một vùng kinh tế đặc thù. Hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo chủ động trong việc cấp thoát nước sạch cho sản xuất; hệ thống giao thông nhất là giao thông nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu, ruộng đất còn nhỏ lẻ, manh mún, nơng dân thiếu vốn và tính hợp tác chưa cao [30]. Công nghệ sinh học là yếu tố tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ mơi trường góp phần phát triển nền NNBV, song việc đưa vào sử dụng cịn ít, các nơng sản vẫn tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thơ là chủ yếu, chưa tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường nhất là để xuất khẩu.
Hoạt động của hợp tác xã nơng nghiệp của Thái Bình nhìn chung vẫn cịn trì trệ. Việc thực hiện liên kết trong chuỗi sản phẩm lúa và cây màu còn nhiều bất cập: Quy mơ liên kết cịn hạn chế, tỷ lệ thu mua sản phẩm theo hợp đồng ký kết bình quân mới chỉ đạt 70%; trong đó tỷ lệ thực hiện hợp đồng cao nhất là sản xuất lúa giống, sản lượng thu mua bình quân đạt 95% sản lượng ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng lúa chất lượng cao, lúa Nhật chỉ đạt bình quân 50-60% nguyên nhân chủ yếu do các hộ dân giữ lại một phần để sử dụng; thực hiện hợp đồng cây màu đạt từ 55-65% so với hợp đồng ký kết nguyên nhân do nhiều hộ dân vẫn bán một phần sản phẩm sản xuất cho tư thương bên ngồi. Trung bình chỉ có 50% hợp tác xã liên kết có tính bền vững, hiệu quả cao, còn lại 50% liên kết thiếu bền vững, hiệu quả chưa cao [30].
Một là, trình độ lao động trong nơng nghiệp tỉnh Thái Bình cịn ở trình độ thấp
Tổng số lao động trong độ tuổi và trên độ tuổi hiện đang làm việc ngành nông nghiệp là 416.337 người, trong đó, có 383.358 người chưa qua đào tạo gì về chuyên môn kỹ thuật, chiếm 92% tổng số lao động, số người có qua đào tạo nhưng khơng có chứng chỉ chiếm 3%, cịn lại 5% tổng số người làm việc trong ngành nơng nghiệp là đã qua đào tạo có chứng chỉ, và có trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên [ 31]. Như vậy, hầu hết lực lượng lao động làm việc trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nghiệp không được đào tạo, chủ yếu vẫn là những lao động thủ công, đơn giản, làm theo kinh nghiệm và kiến thức tự học tập lẫn nhau, và tự tích lũy nên năng suất và chất lượng hiệu quả lao động rất thấp. Đây là hạn chế có tính phổ biến của một yếu tố quan trọng trong lực lượng sản xuất là con người đối với sản xuất ngành nơng nghiệp tại Thái Bình; hạn chế này nếu khơng được khắc phục thì khó có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp của Thái Bình nói riêng và góp phần tăng trưởng kinh tế của Thái Bình nói chung.
Hai là, thu nhập của người dân cịn hạn chế, bất bình đẳng thu nhập ở nơng thơn có xu hướng gia tăng
Phát triển NNBV là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội ở nơng thơn. Thực hiện chương trình xóa đói - giảm nghèo, tỉnh Thái Bình đã đạt được một số tiến bộ nhưng kết quả giảm nghèo được đánh giá là chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn cao. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh vẫn chiếm 4,6%. Đến năm 2018, theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh có giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ lệ 3,8% dân số [7]. So với các Tỉnh trong vùng Đồng bằng Bắc bộ, KT - XH của tỉnh Thái Bình tuy có bước phát triển, nhưng mức sống của dân cư cịn thấp hơn mức trung bình của khu vực và thấp hơn một số tỉnh có điều
kiện tương tự như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Đặc biệt, sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn, chênh lệch giữa tỉnh Thái Bình và các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng làm gia tăng sự chênh lệch về điều kiện kinh doanh, vươn lên trong hoạt động kinh tế và đời sống.
Bảng 2.2: Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nơng thơn ở Thái Bình
ĐVT: Nghìn đồng Năm 2015 2016 2017 2018 Trung bình 2.635,0 2.812,0 3.155,0 3.532,0 Thành thị 3.874,0 4.183,0 4.382,0 4.609,0 Nông thôn 2.268,0 2.457,0 2.457,0 3.398,0 (Nguồn: [7])
Nhìn vào bảng 2.3, so sánh thu nhập giữa vùng nông thôn và thành thị ở Thái Bình có thể thấy, mức chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực này là khá lớn. Mặc dù trong những năm gần đây với nhiều chủ trương và chính sách nhằm hạn chế chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, nhưng năm 2018, thu nhập người dân ở nông thôn chỉ bằng 73,7% khu vực thành thị. Năm 2015, thu nhập người dân ở nông thôn chỉ bằng 58,4% so với khu vực thành thị. Hiện nay, thu nhập giữa các nhóm dân cư ở Thái Bình cũng có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể: năm 2015, chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất là 5,95 lần; đến năm 2018, mức chênh lệch là 5,64 lần. Đây là mức tương đối cao so với các tỉnh trong khu vực [7].
Bảng 2.3: Thu nhập phân theo nhóm của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2018 ĐVT: Nghìn đồng Thu nhập 2015 2016 2017 2018 Nhóm 1 944,5 995,0 1.118,0 1.232,0 Nhóm 2 1.603 1.684,0 1.966,0 2.242,0 Nhóm 3 2.298,0 2.306,0 2.680,0 3.046,0 Nhóm 4 2.865,0 3.067,0 3.566,0 4.058,0 Nhóm 5 5.620 6.024 6.493,0 6.954,0 Chệnh lệch nhóm 1 và nhóm 5 5,95 6,10 5,81 5,64
(Nguồn: [7])
Thực tế hiện nay cho thấy, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nơng thơn ở nhiều vùng cịn khó khăn; chất lượng và mức hưởng thụ văn hóa của cư dân vùng nơng thơn cịn thấp chưa tương xứng với tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các mối quan hệ cộng đồng cổ truyền nhất là quan hệ làng, xã là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng xã hội ở nơng thơn tỉnh Thái Bình thì đến nay nhiều nơi bị mai một. Nhiều quan hệ cộng đồng làng, xã trước đây được sử dụng có hiệu quả thì nay đang bị hành chính hóa. Quan hệ dịng họ tiếp tục tồn tại và có nơi trỗi dậy mạnh mẽ, chi phối hệ thống chính trị làm méo mó các mối quan hệ ở nông thôn.
* Hạn chế trong phát triển nông nghiệp bền vững về mơi trường ở Thái Bình Một là, việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích trong sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp bền vững của Tỉnh
Sản xuất nơng nghiệp có dấu hiệu lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích làm gia tăng mức độ ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Mặc dù trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã có sự quan tâm đến vấn đề môi trường trong phát triển nông nghiệp, nhưng hiện nay phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn trong tình trạng sử dụng quá mức các yếu tố phân bón, thuốc trừ sâu, dịch bệnh và các chất kính thích tăng trưởng khơng bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm gây ơ nhiễm, phá vỡ cân bằng của môi trường sinh thái ngay trong nông nghiệp. Đặc biệt, hiện nay người dân thường áp dụng thuốc với liều lượng cao hơn so với chỉ dẫn của nhà sản xuất. Phần còn lại, mặc dù họ sử dụng theo liều lượng hướng dẫn nhưng họ dễ dàng tăng liều nếu lần phun xịt đầu tiên không hiệu quả. Khơng có trường hợp người dân sử dụng ít hơn liều lượng chỉ dẫn. Lý do chính của việc sử dụng với liều cao hơn chỉ dẫn là để chắc
chắn đạt hiệu quả sau khi phun. Ngồi ra, người dân cịn trộn hai hoặc nhiều hơn loại thuốc trong một lần phun xịt là do họ không tin chất lượng của thuốc. Với gần 79.000 ha lúa, 36.000 ha cây màu vụ đơng và hàng nghìn héc-ta cây màu xuân, hè, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trong tỉnh rất lớn. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân khơng được cây trồng tiếp nhận được xả thẳng ra môi trường thông qua hệ thống kênh, sông trục tiêu của hai hệ thống thủy lợi Bắc và Nam, gây ô nhiễm môi trường mặt nước, đất, khơng khí [30]. Thực tế hiện nay, việc lạm dụng thuốc BVTV ở hầu hết các loại cây trồng của người nông dân đang là hồi chuông báo động toàn thể cộng đồng. Nếu trước đây, thuốc chủ yếu sử dụng cho cây lúa thì ngày nay cịn được sử dụng phổ biến trên cây rau và nhiều loại cây trồng khác. Việc xử lý bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm. Mặc dù những năm qua chính quyền các cấp, các đồn thể cũng như những người làm cơng tác mơi trường, ngành nơng nghiệp đã tích cực tun truyền, phổ biến về tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe, môi trường sống; và ai cũng biết, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người qua nhiều đường khác nhau như: ngấm vào nguồn nước, khơng khí, nhiễm vào thức ăn, đồ uống và vào cơ thể con người, vậy mà nhiều nông dân khi phun thuốc bảo vệ thực vật không mang đồ bảo hộ lao động, để thuốc chảy qua bình ngấm ướt da. Tình trạng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại ruộng lúa, bờ mương không chỉ ở một hay vài nơi mà ở đâu cũng có. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cịn sót lại trong các bao bì, chai lọ đựng thuốc trong khi bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật rất khó phân hủy đã gây ơ nhiễm mơi trường [30].
Tác hại của những vấn đề trên phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nơng dân trên nhiều khía cạnh như thu nhập giảm sút, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, các khoản chi phí phát sinh có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, việc phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn gắn với bảo vệ tài ngun thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài ngun mơi trường chính là bảo vệ sự PTBV của ngành nông nghiệp.
Hai là, mức độ cải thiện môi trường sống của người dân nơng thơn cịn chậm, nhiều nơi bị ô nhiễm khá nặng
Vệ sinh mơi trường của tỉnh Thái Bình trong những qua được quan tâm đầu tư, tỷ lệ thôn, xã được thu gom rác thải ở địa bàn đạt trên 80%.