Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình cần tập trung giải quyết

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 67 - 71)

vững ở tỉnh Thái Bình cần tập trung giải quyết

Thực trạng phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình những năm qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết đó là:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu cao trong phát triển nông nghiệp bền vững với nhận thức chưa đầy đủ của các lực lượng về phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình

Phát triển nơng nghiệp một cách bền vững địi hỏi phải có nhận thức đầy đủ và một quyết tâm cao từ các lực lượng tham gia vào q trình đó. Mỗi một chủ thể tham gia vào phát triển NNBV ở Thái Bình có một vị trí, vai trị riêng, trong đó vai trị của nơng dân có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, nơng dân là chủ thể tác động trực tiếp đến nông nghiệp và môi trường ở nông thôn, đồng thời cũng là đối tượng đầu tiên chịu tác động của mơi trường và q trình biến đổi khí hậu. Đương nhiên, người nơng dân ln mong muốn có được thành quả tốt nhất. Những hạn chế của họ chủ yếu xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến không ý thức được trách nhiệm của người sản xuất đối với môi trường sống và chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Vì vậy, vấn đề quyết định sự thành bại phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình trước hết đặt ra là cần nâng cao nhận thức của người dân và các lực lượng liên quan.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình cho thấy, một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ về phát triển NNBV. Trước áp lực cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận một số người dân không thực sự chú ý

đến vấn đề môi trường và xã hội. Nhận thức không đầy đủ đã dẫn đến quá trình sản xuất lạm dụng quá mức việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng, vật ni và các chất bảo quản sản phẩm. Hệ lụy trên chẳng những làm suy thối mơi trường tự nhiên mà còn gây thiệt hại về kinh tế, làm chi phí sản xuất nơng sản trong Tỉnh cao hơn thực tế, khó cạnh tranh ở trong vùng và trên phạm vi cả nước.

Điều đó cho thấy, muốn thúc đẩy nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển một cách bền vững, cần nhận thức và giải quyết từng bước mâu thuẫn giữa yêu cầu cao với nhận thức chưa đầy đủ về phát triển NNBV.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển bền vững về kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trong q trình phát triển nơng nghiệp bền vững

Phát triển NNBV đòi hỏi phải giải quyết tốt mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong ba trụ cột đó khơng được đảm bảo thì khơng thể nói đến một nền NNBV. Thực tiễn phát triển nơng nghiệp ở Thái Bình thời gian qua cho thấy, do chạy theo mục tiêu lợi nhuận và do nhận thức của người nông dân chưa cao mà trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các yếu tố đầu vào đã bị sử dụng thiếu tổ chức, thiếu khoa học gây tác động đến môi trường. Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong mơi trường đất đai và mơi trường nước. Thêm vào đó, dưới tác động của các qui luật kinh tế thị trường đã làm cho vùng nơng thơn có những biến đổi sâu sắc, nhiều những giá trị truyền thống bị xói mịn; các mối quan hệ gia đình, làng xã bị biến đổi; tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng gia tăng.

Tất cả các vấn đề đó cần phải được nhìn nhận một cách thấu đáo, xem xét một cách cụ thể để tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên cả ba trụ cột của PTBV.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển nơng nghiệp bền vững với khả năng có hạn về trình độ nhân lực và vốn

Việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại là yêu cầu quan trọng đối với phát triển NNBV. Bởi vì, theo phương pháp truyền

thống, chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp lớn, giá trị và an tồn sản phẩm cao, khơng có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường. Do vậy, phải đẩy nhanh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng các thành tựu KH&CN là sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và nguồn vốn hạn hẹp đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Nhân lực nông nghiệp, nơng thơn ở Tỉnh hiện nay chất lượng cịn thấp, tỷ lệ được đào tạo cịn ít dẫn đến khó khăn khi tiếp cận và sử dụng các cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Vấn đề đặt ra là phải tạo nguồn vốn và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy nhanh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại vào các khâu của qúa trình sản xuất nơng nghiệp.

* * *

Nghiên cứu thực trạng phát triển NNBV ở tỉnh Thái Bình cho thấy còn một số mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết bảo đảm cho nơng nghiệp phát triển một cách bền vững, đị là: mâu thuẫn giữa chủ trương, định hướng phát triển NNBV với nhận thức chưa đầy đủ của các lực lượng về phát triển nơng NNBV ở tỉnh Thái Bình; mâu thuẫn giữa phát triển bền vững về kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại trong phát triển NNBV với khả năng có hạn về trình độ nhân lực và vốn.

Nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn này sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy nơng nghiệp Thái Bình phát triển một cách bền vững. Đồng thời, để giải quyết những mâu thuẫn này địi hỏi phải có hệ thống cách quan điểm và giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w