Chữ Tín tạo ra niềm tin, cơ hội để doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 32)

Chữ Tín tạo ra cơ hội: Cơ hội trong sản xuất, kinh doanh có hai dạng: cơ hội do yếu tố khách quan mang đến, cơ hội do nhân tố chủ quan tạo ra. Trong sản xuất, kinh doanh, các nhà doanh nghiệp ln biết tạo ra cơ hội cho chính mính. Việc tạo ra cơ hội là q trình tự thân, tức là tự bản thân các nhà doanh nghiệp tác động vào các mối quan hệ xã hội để tạo ra. Cơ hội là vấn đề vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, không phải ai cũng biết tạo ra cơ hội. Để tạo ra cơ hội, các nhà doanh nghiệp phải biết tác động vào các mối quan hệ, việc tác động vào các mối quan hệ một cách hợp tình, hợp lý thì khơng phải ai cũng làm được, chỉ có những người có đủ niềm tin, có uy tín mới huy động động được nguồn vốn và ngưồn nhân lực, được đối tác tin cậy. Nhưng doanh nhân giữ được chữ Tín, sáng suốt sẽ có nhiều cơ hội hơn. Thiếu uy tín sẽ làm nhà doanh nghiệp đánh mất cơ hội.

Chữ Tín giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua khó khăn: Trong sản xuất,

kinh doanh không bao giờ thiếu vắng những khó khăn, thử thách. Một một cơng việc nào đó trong sản xuất kinh doanh bao giờ cũng bao hàm mặt đối lập, mặt đối lập này cùng tồn tại trong cơng việc kinh doanh của nhà doanh nghiệp đó là thuận lợi và khó khăn, cơ hội và những thách thức. Nhà doanh nghiệp có uy tín, khi gặp khó khăn sẽ được nhiều người giúp đỡ. Từ đối tác, khách hàng, họ tin tưởng, ủng hộ doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ vượt qua khó khăn.

Chữ Tín giúp doanh nghiệp tăng thêm niềm tin trong sản xuất, kinh doanh:

Nhà doanh nhiệp tài năng là nhà doanh nghiệp có được sự bình tĩnh, tự tin đem đến sự lạc quan, khiến cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp sáng suốt, quyết định cơng cơng việc của mình…

Chữ Tín tạo ra quyền uy của doanh nghiệp: uy tín bao gồm uy quyền và sự

tín nhiệm. Uy quyền là quyền lực của người lãnh đạo được xã hội thừa nhận trong một phạm vi nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quyền lực của nhà doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp của mình. Ở Việt Nam có ba loại doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước. Lãnh đạo doanh nghiệp cho dù nhà nước, tư nhân, cổ phần có vốn nhà nước thì đều do pháp luật quy định. Lãnh đạo doanh nghiệp có vốn nhà nước do nhà nước giao quyền. Lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân do hội đồng quản trị bầu ra, thông thường người sở hữu cổ phần lớn nhất trong doanh nghiệp đảm nhận cương vị lãnh đạo. Những người ở vị trí đầu não của doanh nghiệp cần tạo ta chữ Tín của riêng mình cũng như là hình thành nên “uy tín” như một thương hiệu, một bản sắc của doanh nghiệp để nhận đươc sự ưu tiên và tin tưởng của các đối tác, khách hang và người lao động đặt vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w