Việc thực hiện chữ Tín của các doanh nghiệp mối quan hệ với đất nước còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 53 - 56)

cịn nhiều bất cập

- Khơng thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, một bộ phận khơng nhỏ doanh nghiệp có biểu hiện suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm mất niềm tin của nhân dân đối với doanh nghiệp:

Trong những năm gần đây tình trạng một số doanh nghiệp không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, tình trạng tham nhũng trong cơng tác cán bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, đánh mất chữ Tín với Đảng, với nhân dân diễn ra ở một số doanh nghiệp nhà nước, trong “Quá trình xem xét, điều tra, xét xử các vụ án về tham nhũng, kinh tế từng xảy ra trong giai đoạn trước đây tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, các tổ chức tài chính nhà nước như Vietinbank, Agribank, BIDV...; các tập đồn, tổng cơng ty Vinashin, Vinalines, Mobifone, PVN..., đã làm rõ những hành vi lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để lũng đoạn tổ chức, bộ máy; trục lợi cá nhân, tham nhũng. Tình trạng tha hóa quyền lực biểu hiện ở mức nghiêm trọng...”[40]

- Tệ nạn lách luật, trốn thuế đang diễn ra ở một số doanh nghiệp: trong

những năm gần đây, một số doanh nghiệp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước còn thiếu nghiêm túc, tệ nạn “lách luật”, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật mưu lợi bất chính diễn ra ở một số doanh nghiệp. “Theo Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI và chính sách ưu đãi tài chính của Bộ Tài chính từ năm 2012 đến 2017... các DN FDI lợi dụng góp vốn vào doanh nghiệp trong nước bằng máy móc, thiết bị cơng nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Hoặc nâng chi phí

đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ và trốn được trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”[41]. Khi điều tra về hành vi trốn thuế, năm 2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã xác lập chuyên án đấu tranh với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật của Cơng ty Cổ phần Tập đồn n Khánh chi nhánh Long An nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương. Từ những dẫn chứng trên cho thấy, một số doanh nghiệp đã có hành vi lách luật, khơng thực hiện đúng tránh nhiệm của mình đối với Nhà nước, khơng giữ chữ tín trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình như đã cam kết trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Tệ nạn doanh nghiệp tiếp tay cho một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý tham nhũng đang diễn biến phức tạp

“Doanh nghiệp sân sau” hiện nay không chỉ là truyền miệng, mà đã được đưa

vào các văn bản chính thức trên nghị trường và phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Chính phủ.

Thay vì sản xuất, kinh doanh đúng đắn, một số doanh nghiệp đã cấu kết với một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tha hóa về đạo đức làm ăn phi pháp, lấy “doanh nghiệp làm sân sau”, nghĩa là một bộ phận doanh nghiệp tiếp tay cho tham nhũng. Những cụm từ “doanh nghiệp sân sau”, “doanh nghiệp thân hữu” đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến.

Một bộ phận doanh nghiệp thông đồng với một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thối hóa, biến chất để làm ăn phi pháp, trục lợi bất chính, những doanh nghiệp này nhận được thiên vị, tiếp tay của của một bộ phận cán bộ tha hóa về đạo đức để có lợi thế trong việc tiếp cận đất đai, tài chính, ngân sách, giấy phép, giảm thuế và vơ vàn các ưu đãi khác... Đây chính là sự bội tín đối với đất nước và nhân dân, bởi khơng thực hiện đúng những gì trong cam kết kinh doanh.

Một số doanh nghiệp móc nối với một số cán bộ lãnh đạo, quản lý hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, khơng tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thối hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, đã không ngại phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết biếu xén, chi trả %, bộ phận cán bộ này bắt tay với doanh nghiệp làm “sân sau” để thực hiện tham nhũng. Khi nhà nước phân bổ dự án, lẽ ra dự án đó phải đem ra đấu thầu khách quan, cơng khai, thì một số doanh nghiệp lại đi “cửa sau” với cán bộ lãnh đạo, quản lý, bộ phận cán bộ này nhận tiền hối lộ, sau đó tạo điều kiện cho những doanh nghiệp “đi cửa sau” trúng thầu, hơn thế nữa, họ còn trao đổi với nhau theo kiểu “có đi, có lại” như: dự án công ở địa bàn của tôi quản lý, tôi sẽ chỉ định cho công ty sân sau của anh, và dự án của địa bàn anh quản lý, thì anh chấm thầu cho “công ty sân sau” của tôi và ngược lại tôi lại tạo điều kiện cho “công ty sân sau” của anh. Đây là cách mặc cả tinh vi, vi phạm pháp luật. Gần đây, dư luận lên tiếng một số vụ việc liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý ký văn bản sai pháp luật. Ví dụ như: “vụ bà cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh tự ý ký nhiều văn bản trái pháp luật nhằm giúp công ty của chồng hưởng lợi trong các dự án, lý do bà bị kết luận là phi phạm “rất nghiêm trọng” các nguyên tắc quản lý của nhà nước, của tổ chức”[54]. Không chỉ ở các tỉnh mà một số bộ, ngành cũng tồn tại vấn đề một bộ phận cán bộ, lãnh đạo, quản lý lấy doanh nghiệp làm sân sau. Theo báo cáo của một bộ “năm 2017, cả nước có 221.469 gói thầu, trong đó có tới 153.280 gói thầu được chỉ định thầu, chiếm 69%”[42]. Năm 2018 đã đưa ra xét xử 10 vụ án lợi dụng doanh nghiệp, hoặc liên quan trách nhiệm với doanh nghiệp để tham nhũng. Năm 2018, hệ thống TAND cả nước đã đưa ra xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng, xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh. Vấn đề đặt ra, những doanh nghiệp được

chỉ định thầu có mối quan hệ mất thiết về mặt kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hay không? Tại sao họ lại được chỉ định thầu, chứ không phải đấu thầu cơng bằng? Liệu những doanh nghiệp trên có đi “cửa sau với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở lĩnh vực đó khơng? Hay là một bộ phận cán bộ, quản lý có cổ phần ở doanh nghiệp đó hay khơng? Chính vì những tiêu cực này, đã dẫn đến chất lượng cơng trình kém chất lượng, doanh nghiệp đã đánh mất uy tín chính mình, mất lịng tin của nhân dân đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w