Thực hiện chữ Tín của doanh nghiệp Việt Nam đối với đối tác và khách hàng

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 48 - 53)

hàng

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã củng cố được niềm tin đối với các đối tác trong nước và quốc tế. Các nhà doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh đã thực hiện tốt việc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh dựa trên khuôn khổ của luật pháp trong nước và quốc tế. Việc ký kết hợp đồng nhập, cũng như xuất hàng hóa cho các đối tác đúng về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đúng thời gian theo quy định của hợp đồng.

Hợp tác sản xuất, kinh doanh trong nước đạt kết quả tốt: trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra niềm tin với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển chẳng hạn năm 2016 Tập đồn Vingroup chính thức tổ chức Lễ ký kết hợp tác đợt 1 với gần 250 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”; Năm 2019 Arito đã phối hợp với Tập đồn Viettel xây dựng chính sách khuyến mãi và miễn phí phần mềm và hóa đơn điện tử... Việc hợp tác này khơng chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà còn tạo niềm tin giữa các doanh nghiệp với nhau trong sản xuất, kinh doanh.

Ngoài việc hợp tác sản xuất, kinh doanh trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam còn tạo dựng niềm tin đối với các đối tác quốc tế.

Tồn cầu hóa là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hội nhập không chỉ của riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang từng bước

dựng được chữ Tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Để định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động uy tín, Đảng và Nhà nước, đã xác định đường lối hội nhập quốc tế luôn là một chủ trương, nhất quán “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[9; 162].

Trong những năm gần đầy vấn đề hợp tác quốc tế trên phương diện hai bên cùng có lợi, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động cùng với các đối tác quốc tế đến với nhau hợp tác trên nhiều lĩnh vực: trao đổi nhiều kinh nghiệm, công nghệ, sản phẩm tạo niềm tin với các đối tác.

Nhìn lại sau gần 35 năm đổi mới hội nhập và phát triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà cịn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng. Đạt được những thành tựu này là kết quả của việc thực hiện chữ Tín của doanh nghiệp Việt Nam đối với quốc tế.

Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2019, đầu tư của Việt Nam ra nước ngồi, có 148 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 353,8 triệu USD; có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 105 triệu USD. Với kết quả này khơng chỉ nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác quốc tế mà còn khẳng định vị thế của các doanh nghiệp trong vấn đầu tồn cấu hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam khơng ngừng nâng cao chữ Tín với bạn bè quốc tế tạo dựng niềm tin là đối tác tin cậy trong việc hợp tác hai bên cùng có lợi.

Từ khi có Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngồi được Chính phủ ban hành, vấn đề mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã được có những điều kiện thuận lợi. Vấn đề hiểu biết và thực hiện đúng luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước được nâng lên. Các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài được

chuẩn hóa, vừa tạo dựng uy tín của các doanh nghiệp vừa tạo ra mơi trường thơng thống, vừa giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam...

- Đối với khách hàng.

Trong những năm gần đây, để khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của mình, hàng hóa của Việt Nam không chỉ được người tiêu dùng trong nước yêu mến mà còn thu hút được rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Hàng Việt Nam chất lượng cao từng bước chinh phục trái tim người tiêu dùng, đặc biết một số sản phẩm, sản phẩm nông nghiệp cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều, các loại hải sản. Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến phương thức quản lý, cải tiến công nghệ để làm cho sản phẩm được tốt hơn. Với các tiêu chí về chất lượng “ngon, bổ, rẻ, mẫu mã đẹp” các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chinh phục được đơng đảo khách hàng trong nước và quốc tế. Ngồi vấn đề tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, các doanh ngiệp Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình với những khẩu hiệu “uy tín q hơn vàng, khách hàng là thượng đế” các doanh nghiệp Việt Nam đã làm “vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi”.

Đối với các sản phẩm cơng nghiệp: uy tín của các mặt hàng cơng nghiệp Việt Nam cũng được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. Một số mặt hàng rất có uy tín như: dệt may, giày da, những mặt hàng này đã được người tiêu dùng khen ngợi. “Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% trong tổng số lực lượng lao động ... Cả nước hiện có gần 3000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Da giày với hơn 1 triệu lao động làm việc trong ngành Thuộc da và 500 nghìn lao động trong ngành Cơng nghiệp hỗ trợ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày năm 2019 là 21,5 tỷ USD”[38].

Đối với các sản phẩm công nghệ cao cũng từng bước khẳng định uy tín của mình. Hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước chinh phục thị trường trong nước và thế giới, những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Hàn, EU... Hàng hóa của Việt Nam đảm bảo uy tín, chất lượng và thương hiệu của mình. Theo số liệu vừa cơng bố của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đạt 25,92 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu nhiều ngành hàng bị sụt giảm, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng, đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một kỳ tích mà ít quốc gia nào đạt được. Những con số trên cũng từng bước khẳng định chữ Tín của thương hiệu của hàng hóa Việt Nam đối với thị trường trong nước và trên thế giới.

Ngoài việc khẳng định chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng, thường xuyên lấy ý kiến khách hàng phản hồi về các dịch vụ chăm sóc, điều gì khách hàng chưa vừa ý các doanh nghiệp ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân, sửa chữa khuyết điểm, xin lỗi khách hàng và xin được bồi thường cho khách hàng. Do vậy, khách hàng thấy hài lịng về dịch vụ chăm sóc của doanh nghiệp và khách hàng trở thành “tín đồ” trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong kinh doanh mạng viễn thông Viettel, VNPT đều tạo ra những dịch vụ chăm sóc khách hàng rất chu đáo, vì thế mà hai doanh nghiệp này đã khẳng định được vị trí của mình ở thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, du lịch: Bằng việc xây dựng đội ngũ tiếp viên, tiếp thị trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp đã ngày càng củng cố niềm tin sâu sắc trong lòng mỗi khách hàng ở trong nước cũng như khách quốc tế. “Trong 3 năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đều

tăng gần 30%/năm. Năm 2017, Du lịch Việt Nam đón được hơn 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016. Sáu tháng đầu năm 2018, lượng khách quốc tế đến đạt gần 7,9 triệu lượt, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Nhiều điểm đến được quốc tế vinh danh, tạo nên dấu ấn của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới”[39].

Các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch đã cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao uy tín, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội, vào các dự án xây dựng có quy mơ lớn, hiện đại. Ngồi việc chủ động quảng bá, hình ảnh các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch đã liên kết, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức các chương trình kích cầu phù hợp với tình hình thị trường đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Trong quý 2 và 3 năm 2020, các địa phương cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước về dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm vượt qua đại dịch. Tiêu biểu như các địa phương: Thừa Thiên Huế, Lâm Ðồng, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An...

Nhờ có sự quyết tâm nâng cao uy tín của các doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ du, nhà hàng, khách sạn, du lịch đã có sự cải thiện đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, thu hút được đông đảo khách hàng trong nước và quốc, như: VinGroup, SunGroup, BIM, CEO...

Tóm lại, Nhờ giữ được chữ Tín trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp

đã tạo dựng được niềm tin với nhân dân, đối tác, khách hàng, cũng từ niềm tin ấy mà các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

2.1.2. Thực trạng của những hạn chế trong việc thực hiện chữ Tín trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w