- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành các chủ trương, đường nối, chính sách, pháp luật đối với sản xuất kinh doanh
Trong các kỳ Đại hội của Đảng đều đề cập đến đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Đại hội XI xác định: "Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế"[10; 188- 192]. Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Cơ bản, các cơ chế, chính sách hiện nay đã bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nhiệp tư nhân. Nghị quyết số 12-NQ/TW cũng đề cập đến vấn đề cần hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hồn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập
kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đưa ra quan điểm chỉ đạo tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển bứt phá thị trường trong nước, gắn với nâng cao uy tín chất lượng hàng hóa Việt Nam, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, các doanh nghiệp đã tập trung cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và các hoạt động dịch vụ, khơng ngừng quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế.
Chính phủ ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ khi chính phủ ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cơng tác kiểm tra, thanh tra của các cấp các ngành đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh được tăng cường, … Tệ nạn sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kẽm chất lượng giảm mạnh. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu, nâng cao uy tín của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu luật pháp trong nước và quốc tế, thực hiện đúng luật pháp trong sản xuất kinh daonh
Khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập các doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu luật pháp trong nước và quốc tế thực hiện đúng luật trong sản xuất, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020 đã chính thức được thơng qua, Luật doanh nghiệp là một phần trong Luật Kinh tế, chính vì lẽ đó, mỗi thành phần của nền kinh tế này đều ảnh hưởng trực tiếp từ luật doanh nghiệp, các chủ đầu tư hay các cổ đông của doanh nghiệp đã khơng ngừng tìm hiểu về luật, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo được tuân thủ luật pháp, tạo tính cơng bằng, đảm bảo quyền lợi cũng như thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh một cách lành mạnh. Nhờ hiểu sâu sắc về luật doanh nghiệp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã tạo ra được lợi nhuận, trong các mối quan hệ như: quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, doanh
nghiệp với người dân, doanh nghiệp với khác hàng, chính sự hiểu biết này đã từng bước củng cố được uy tín của các doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng.
Ngoài việc nghiên cứu luật pháp trong nước, các doanh nghiệp còn chủ động nghiên cứu luật pháp quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và quảng bá thương hiệu sản phẩm của hàng hóa Việt Nam, chứng minh uy tín của hàng hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, hơn thế nữa còn chống gian lận thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài khi hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ việc nghiên cứu sâu sắc luật kinh doanh trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nhờ có đăng ký thương hiệu mà lượng khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng hàng Việt Nam ngày càng tăng.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý những tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng là một trong những nguyên nhân nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
Nhờ có cơng tác kiểm tra, thanh tra và xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà các doanh nghiệp kinh doanh chính đáng lấy lại được uy tín của mình. Tính quyết liệt của các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng quản lý thị trường đã xử lý nhiều đường dây, ổ nhóm, tụ điểm kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy, việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra quyết liệt ở các chợ đầu mối, các siêu thị, phạt nặng và xử lý hình sự các cơ sở sản xuất hàng giả, nhờ có cơng tác này mà nhiều doanh nghiệp sản xuất chân chính được bảo vệ, doanh nghiệp giữ được uy tín với người tiêu dùng. Thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ngừng được củng cố.
- Cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo dựng chữ Tín với khách hàng
Trong những năm gần đây đặc biệt công nghệ phát triển như vũ bão, để nâng cao uy tín của mình, các doanh nghiệp Việt Nam đã khơng ngừng cải tiến cơng nghệ, nhờ có cải tiến cơng nghệ mà hàng hóa của Việt Nam xâm nhập được vào các thị trường lớn như EU, Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu hàng hóa của Việt Nam đã tạo được niềm tin, gây ấn tượng với khách hàng trong nước và quốc tế.
Ngoài vấn đề cải tiến cơng nghệ thì chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng không ngừng được cải thiện. Hầu hết các doanh nghiệp nghiệp sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam đều kinh doanh theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, phương châm này đã góp phần lớn vào việc tạo niềm tin với khách hàng khi sử dụng các hàng, dịch vụ của Việt Nam.
2.2.1.2. Nguyên nhân khách quan tác động đến uy tín vầ chất lượng hàng hóa Việt Nam
- Tác động của tồn cầu hóa:
Tồn cầu hóa cũng có những mặt tích cực giúp hàng hóa Việt Nam nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế: Q trình tồn cầu hố giúp du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành cơng nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại, cho phép các doanh nghiệp có điều kiện tiếp nhận các dịng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - cơng nghệ của mình.
Tồn cầu hóa được đánh giá như một cơng cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Bởi vì, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh, có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết
sức phong phú, đa dang của các doanh nghiệp. Nhờ có cơng nghệ mới mà hàng hóa của Việt Nam tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, uy tín của hàng hóa từng bước được được khẳng định.
- Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam thừa hưởng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một mơ hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến đổi, mở ra nhiều cơ hội để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Vấn đề mở rộng kinh tế đối ngoại của các nước là bước quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngồi, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế, tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức để đưa thương hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế, khẳng định uy tín của mình với các nước trên thế giới. Do vậy, quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một trong những nguyên nhân không thể thiếu để khẳng định chữ Tín của doanh nghiệp Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.